Cách Ghi Giấy Tiền Vàng Mã ❤️ Bài Khấn Đốt Tiền Vàng Mã

Cách Ghi Giấy Tiền Vàng Mã ❤️ Bài Khấn Đốt Tiền Vàng Mã ✔️ Tìm hiểu các bước ghi và đốt tiền vàng mã khi thờ cúng tổ tiên, thần linh.

Bên cạnh cách ghi giấy tiền vàng mã, bạn xem thêm tử vi để biết được ngày tốt, ngày xấu cho từng tuổi, từng mệnh nhé.

Giấy Tiền Vàng Mã Là Gì?

Tiền âm phủ (còn gọi là tiền địa phủ, tiền vàng bạc, Tiền vàng mã) là một loại giấy kích thước và trang trí giống (hoặc gần giống) như giấy bạc thật, được dùng để cúng bái trong các dịp ma chay, đám giỗ, cúng tế, làm lễ chùa. v.v…

Theo quan niệm của những người còn sống, những người đã chết được đưa xuống cõi âm, một nơi giống với cõi dương. Những người ở cõi âm đều sinh hoạt giống như trên dương thế và họ cũng cần có những vật dụng dành cho cuộc sống.

Để có thể gửi tiền, đồ dùng cho người ở cõi âm, người ta đốt tiền âm phủ và nhiều loại vàng mã khác như vật dụng thường dùng, sau này biến chế thêm nhà, xe, máy tính, ti vi, điện thoại, quần áo…. Nhiều người tin là người cõi âm được đốt càng nhiều tiền âm phủ thì sẽ có càng nhiều tiền để tiêu và trở nên giàu có ở dưới cõi âm và khi họ trở nên giàu có thì sẽ phù hộ nhiều hơn cho người sống trở nên phát tài, làm ăn phát đạt hơn.

Tuy nhiên cái chính của việc đốt tiền âm phủ là thể hiện sự quan tâm, mối thâm tình sâu đậm khi sống sao thì lúc chết cũng như thế. Ở Việt Nam có nhiều công ty sản xuất và in tiền âm phủ để bán ra thị trường. Đây là một loại hàng hóa được bán rất chạy vào các dịp lễ tết.

Cách ghi giấy tiền vàng mã
Cách ghi giấy tiền vàng mã

Ý Nghĩa Ghi Giấy Tiền Vàng Mã

Trong tín ngưỡng thờ cúng của người Việt, tục đốt vàng mã cho người chết khá quan trọng và ý nghĩa.

Phong tục này tiến hành vào những ngày quan trọng như giỗ, tết nguyên đán, rằm tháng giêng hay rằm tháng bảy,… Tùy theo vùng miền vào thời gian đốt vàng mã khác nhau.

Với quan niệm dân gian “trần sao âm vậy” nên mọi người luôn mua sắm những vật dụng, tư trang gửi cho người âm như ti vi, nhà lầu xe hơi, quần áo,… đặc biệt là tiền vàng đôla cho người khuất. Mong người cõi âm nhận và phù hộ con cháu được bình an và khỏe mạnh.

Theo văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì việc đốt vàng mã với mong muốn những người thân dưới suối vàng có một cuộc sống đầy đủ và ấm no. Mong ông bà tổ tiên có chút kinh phí để sớm đầu thai làm kiếp người khác. Kèm theo đó, cách ghi giấy tiền vàng mã cũng đóng vai trò quan trọng để người âm dễ nhận được đồ mà người trần đốt xuống.

Tham khảo 💓Cách Vái Cúng Ngoài Sân💓 vào ngày rằm, mùng 1 hàng tháng

Bài Văn Khấn Ghi Giấy Tiền Vàng Mã

Với quan niệm “trần sao âm vậy”, đốt vàng mã đã trở thành một phong tục của người Việt Nam ta trong ngày rằm, tết, lễ với mong muốn người chết có cuộc sống đủ đầy ở thế giới bên kia.

Khi đốt vàng mã, người ta sẽ đốt một cách từ từ, miệng lầm rầm khấn vái. Bạn có thể tham khảo cách ghi giấy sớ tiền vàng mã theo mẫu sau:

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

Kính lạy ngài Hoàng Thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, Ngũ Phương Ngũ Thổ, Phúc đức chính Thần.

Các cụ Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ

Thúc bá đệ huynh và các hương linh nội, ngoại trong họ.

Hôm nay là ngày… tháng… năm…(âm lịch)

Tín chủ con là…

Ngụ tại… cùng toàn gia quyến.

Thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật, trà quả bày lên trước án.

Chúng con thành tâm kính mời:

Các vị Tôn thần cai quản trong xứ này

Hương hồn Gia tiên nội, ngoại

Cúi xin các ngài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.

Phù trì tín chủ chúng con:

Toàn gia an lạc, mọi việc hanh thông

Người người được chữ bình an

Tám tiết vinh khang thịnh vượng

Lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang

Sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Cẩn cáo!

Cách Ghi Đốt Giấy Tiền Vàng Mã

Cách đốt vàng mã khác quan trọng, nếu thực hiện sai dễ phạm đến vong linh của người chết.

Vì thế gia chủ nên tìm hiểu kỹ càng trước khi tiến hành nghi thức hóa vàng mã. Thường 1 bộ vàng mã hóa cho người âm bao gồm: quần áo, tiền, vàng, đôla, nhà lầu xe hơi, điện thoại,… theo quan niệm “trần sao âm vậy” như con người tạo ra rất nhiều vật dụng và tư trang dành cho người cõi âm.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ, gia chủ đặt mâm vàng mã lên bàn cúng. Khi nghi thức cúng cơm gia tiên hoàn thành. Gia chủ hãy đem tất cả hóa thành tro.

Lưu ý:

  • Trước khi đốt vàng mã, gia chủ nên ghi rõ họ tên, địa chỉ người nhận (Tức là người thân trong gia đình đã khuất).
  • Khi đốt nên đốt cháy toàn bộ, tránh đốt sót. Chẳng may người cõi âm không nhận đầy đủ vàng mã mà con cháu gửi.
  • Đặc biệt, hãy thực hiện đốt vàng mã trước cửa nhà theo hướng Đông hoặc Đông Nam.

Chia sẻ thêm đến bạn ❁Cách Khấn Vái Tổ Tiên❁ trong các dịp lễ cúng

Cách Ghi Giấy Tiền Vàng Mã

Chú ý cách ghi sớ giấy tiền vàng mã, nên đọc từng lễ riêng ví dụ: chúng con xin gửi chút quần áo, vàng tiền cho Ông nội tên là… mất năm… địa chỉ ở….an táng tại…

Khi đốt người ta tin rằng, đọc tên từng lễ, gửi cho ai, địa chỉ như thế nào thì người đã khuất sẽ nhận được.

Gợi ý 🌌Cách Tính Ngày Để Cúng Thất🌌 cho người đã mất

Cách Ghi Sớ Giấy Tiền Vàng Mã

Kết cấu một lá sớ thông thường, bao gồm cả lá sớ cúng tất niên có các phần theo thứ tự dưới đây:

Đầu tiên sau hai chữ “phục dĩ”, đa số các tờ sớ có phần phi lộ, thông thường là một câu văn biền ngẫu viết theo thể phú, nội dung có liên quan tới lá sớ.

Phần Ghi Địa Chỉ

Phần này tiếp theo lời phi lộ, được mở đầu bằng hai chữ “viên hữu” tiếp theo là “việt nam quốc, tỉnh, huyện, xã thôn.

Tiếp theo là hai chữ “y vu” hoặc “nghệ vu” ở cuối hang địa chỉ. Đầu cột tiếp theo là ghi nơi tiến sớ, ví dụ: “….linh từ”.

Phần Nêu Lý Do Dâng Sớ

Phần này được mở đầu bằng hai chữ “thượng phụng” nằm dưới tên đền, chùa của phần 2.

Đầu cột tiếp theo đa phần là mấy chữ “Phật, Thánh hiến cúng …..thiên tiến lễ……” . Kết thúc là chữ “sự”. Chú ý trong sớ, tất cả các chữ Phật, Thánh, hoặc hồng danh của các ngài đều phải viết tôn cao thêm bằng 1 chữ.

Phần Ghi Họ Tên Người Dâng Sớ

Phần này được mở đầu bằng câu: “kim thần tín chủ (hoặc đệ tử)” tiếp theo viết họ tên người dâng sớ, có vài loại sớ thì ghi thêm cả tuổi, bản mệnh, sao gì, cung bát quái nào… (ví dụ sớ cúng sao đầu năm).

Nếu sớ ghi nhiều người, hoặc thay mặt cho cả gia đình thì bao giờ cũng có chữ “đẳng”. ví dụ “hiệp đồng toàn gia quyến đẳng”. Kết thúc phần này là mấy chữ: “tức nhật mạo (hoặc ngương) can”… Mấy chữ này, cùng hai chữ “y vu” ở trên nhà in sớ không in mà người viết phải tự điền vào. Lý do là mấy chứ đó có thể thay đổi cho phù hợp hơn hoặc văn vẻ hơn theo sở học của người viết sớ.

Phần Tán Thán

Ở phần này là những câu văn giải thích rộng hơn lý do dâng sớ.

Kết thúc phần này là câu “do thị kim nguyệt cát nhật, sở hữu sớ văn kiền thân thượng tấu”

Phần Thỉnh Phật Thánh

Phần này mở đầu bằng 2 chữ “cung duy” tiếp theo là Hồng danh của các ngài.

Dưới mỗi hồng danh là các chữ “tòa hạ” dành cho Phật, “vị tiền” dành cho Thánh, Thần cùng các bộ hạ các ngài. Đôi khi với các vị Tiên thì dung “cung khuyết hạ”

Phần Thỉnh Cầu

Phần này được mở đầu bằng hai chữ “phục nguyện”. Tiếp theo là đoạn văn biền ngẫu (thường là rất hay) nói về sự mong mỏi được các bề trên ban ân huệ cho bản thân và gia đình.

Kết thúc bằng câu “đãn thần hạ tình vô nhậm, kích thiết bình doanh chi chí, cẩn sớ. Phần cuối cùng, là ghi năm tháng ngay (có khi cả giờ). Kết thúc bằng mấy chữ “….thần khấu thủ thượng sớ”.

Hướng dẫn ❃Cách Vái Khi Thắp Hương❃ theo chuẩn phong tục người Việt

Cách Ghi Sớ Giấy Tiền Vàng Mã Tất Niên

Bắt đầu lá sớ bao giờ cũng có hai chữ “phục dĩ” và dòng cuối cùng thì hai chữ trên đầu ghi là “thiên vận”. Sớ được thiết kế văn bản theo thể thức sau:

Phần giấy trắng (tức là lưu không- ngày nay gọi là canh lề) đầu tờ sớ rất hẹp (cỡ vừa 1 ngón tay), cuối tờ sớ bằng “nhất chưởng” tức khoảng rộng tương đương 4 ngón tay, như thế gọi là “ tiền lưu nhất chưởng, hậu yêu không đa”.

Lưu không Trên đầu tờ sớ rất rộng, chân tờ sớ thì rất hẹp chỉ vừa cho con kiến chạy – “thượng trừ bát phân, hạ thông nghĩ tẩu”.

Các cột chữ rất thưa nhưng khoảng cách chữ lại rất mau – “sơ hàng mật tự”. Một chữ không bao giờ được đứng riêng một cột – “nhất tự bất khả nhất hàng”. Khi viết họ tên người phải đứng cùng 1 cột – “bất đắc phân chiết tính danh”

Tìm hiểu cách ghi giấy tiền vàng mã là một trong những bước bạn cần nhớ trong những lúc thờ cúng tổ tiên, thần linh. Để lại bình luận bên dưới nếu bạn có điều thắc mắc cần giải đáp nhé.

Viết một bình luận