Cách Thờ Cúng Tổ Tiên ❤️ Bày Biện Bàn Thờ Cúng Tổ Tiên ✔️ Các bước chuẩn bị và bày đồ cúng lên bàn thờ gia tiên đúng phong tục nhất.
Tục Thờ Cúng Tổ Tiên
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên (phong tục thờ cúng tổ tiên hay còn gọi được gọi khái quát là Đạo Ông Bà; Đạo Hiếu, Đạo Làm con) là tục lệ thờ cúng những người đã khuất.
Đặc biệt là tổ tiên, của nhiều dân tộc Châu Á và đặc biệt phát triển trong văn hóa Việt và văn hóa Trung Hoa. Đối với người Việt, Phong tục thờ cúng tổ tiên gần như trở thành một thứ tôn giáo. Đa phần gia đình nào cũng có bàn thờ tổ tiên trong nhà; ít nhất là có treo di ảnh một cách trang trọng. Nhiều người Việt Nam, ngoài tôn giáo của mình thường có thờ cúng cả tổ tiên.
Đối với người Việt, Phong tục thờ cúng tổ tiên gần như trở thành một thứ Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Không gia đình nào không có bàn thờ tổ tiên trong nhà. Nhưng không phải là một tôn giáo mà là do lòng thành kính của người Việt đối với cha mẹ, ông bà, cụ kỵ. Đây là một tín ngưỡng rất quan trọng và gần như không thể thiếu trong phong tục Việt Nam.

Bàn Thờ Cúng Tổ Tiên
Trong gia đình người Việt thường có một bàn thờ tổ tiên, ông bà (hay còn gọi ông Vải). Tuỳ theo từng nhà, cách trang trí và sắp đặt bàn thờ khác nhau.
Biền, bàn thờ là nơi tưởng nhớ, là thế giới thu nhỏ của người đã khuất. Hai cây đèn tượng trưng cho mặt Trời, mặt Trăng, hương là tinh tú. Hai bát hương để đối xứng, phía sau 2 cây đèn thường có hai cành hoa cúc giấy; với nhiều bông nhỏ bao quanh bông lớn.
Ở giữa có trục “vũ trụ” là khúc trầm hương dưới dạng khúc khuỷu, vươn lên trong bát hương. Nhiều gia đình đặt xen giữa đèn và hương là hai cái đĩa để đặt hoa quả lễ gọi là mâm ngũ quả (tuỳ mỗi miền có sự biến thiên các loại quả, nhưng mỗi loại quả đều có ý nghĩa của nó); phía trước bát hương để một bát nước trong, coi như nước thiêng. Hai cây mía đặt ở hai bên bàn thờ là để các cụ chống gậy về với con cháu; dẫn linh hồn tổ tiên từ trên trời về hạ giới…
Bàn thờ tổ tiên bao giờ cũng đặt tại nơi cao ráo, sạch sẽ và trang trọng nhất trong nhà (gian giữa đối với nhà một tầng, tầng trên cùng đối với nhà lầu). Trên bàn thờ thì bày biện đồ thờ cúng (bộ tam sự)như: bát hương, chân đèn, bài vị hay hình ảnh người quá cố, chỗ thắp nến. Đồ cúng cơ bản không thể thiếu hương, hoa, chén nước lã. Ngoài ra có thể có thêm mâm cỗ mặn. Sau khi tàn hai phần ba tuần hương, thì có thể hạ lễ.
Hướng dẫn bạn ✅Cách Đặt Gà Cúng Trên Bàn Thờ✅ gia tiên, ông Táo, Thần Tài

Cách Thờ Cúng Tổ Tiên Như Thế Nào
Nghi thức cúng tổ tiên : Khi cúng thì gia chủ phải bày đồ lễ cúng theo nguyên tắc “đông bình tây quả”. Tức là bình hoa ở bên phải, còn trái cây ở bên trái, rượu và nước.
Sau đó, gia chủ phải đốt đèn (đèn dầu, đèn cầy (nến), hay đèn điện), thắp hương, đánh chuông, khấn. Và cúng trước rồi những người trong gia đình theo thứ tự trên dưới cúng sau. Hương/nhang/đèn để mời và chuông để thỉnh tổ tiên về. Khi cúng thì phải chắp tay đưa lên ngang trán mà khấn.
- Cúng: Khi tới ngày giỗ tết, gia chủ bày lễ cúng lên bàn thờ rồi thắp hương, thắp đèn; đốt nến, khấn, vái, hay lạy để tỏ lòng biết ơn, hiếu kính, và cầu xin phước lành.
- Khấn: Khi khấn nói nhỏ lầm rầm trong miệng đầy đủ các thông tin sau: ngày/tháng/năm, nơi chôn; mục đích buổi cúng lễ, cúng ai, tên những người trong gia đình, lời cầu xin, và lời hứa.
- Vái: Khi vái thì chắp hai bàn tay lại để trước ngực rồi đưa lên ngang đầu, hơi cúi đầu và khom lưng xuống rồi sau đó ngẩng lên; đưa hai bàn tay xuống lên theo nhịp lúc cúi xuống khi ngẩng lên. Tùy theo từng trường hợp, người ta vái 2,3,4, hay 5 vái.
- Lạy: Có 4 trường hợp lạy: 2 lạy, 3 lạy, 4 lạy, và 5 lạy. Mỗi trường hợp đều mang ý nghĩa khác nhau; nên mọi người hết sức chú ý tránh ham mà lại sinh nhầm lẫn.
Khám phá những 💫Bài Khấn Rằm Tháng 7 Tại Nhà💫 trên bàn thờ, ngoài trời

Cách Bày Bàn Thờ Cúng Tổ Tiên
Giới thiệu đến bạn Cách Bày Bàn Thờ Cúng Tổ Tiên chuẩn xác nhất.
Lớp Trong
Cách Bày Bàn Thờ Cúng Tổ Tiên lớp ở phía trong.
- Chiếc rương thật lớn, cao khoảng 1m, dài và rộng 2m. Mặt trước gồm ba ô, mỗi ô khắc một chữ đại tự (大佀). Đôi khi, chiếc rương được thay bằng chiếc bàn to, kê trên 2 chiếc mễ (1m).
- Có 2 chiếc mâm đặt phía trong bàn thờ gọi là mâm bồng. Mâm to bày cỗ, mâm bé bày ngũ quả trong ngày giỗ; hoặc một mâm để bày ngũ quả, một mâm nhỏ để bày 1 quả. Chiếc thứ 2 bé hơn chiếc thứ 1.
- Có một chiếc thần chủ đặt trong khám thờ kê trên chiếc bệ. Có thể thay thế bằng chiếc ngai (chiếc ỷ) để tổ tiên thuộc hàng cao có thể kiểm soát con cháu thờ cúng.
- Trước thần chủ thường có đĩa đựng trầu cau, 3 chén (ly) nước lã trong, chén (hoặc bình) rượu nhỏ; đĩa đồng hoặc sứ đặt 2 bên để đặt hoa quả, thức ăn để thờ…
- Bên trong đặt bài vị của tổ tiên bằng sứ, có thể thay thế bằng ảnh chân dung người mất được treo lên tường sau hoặc đặt trên mặt bàn thờ.
Lớp Ngoài
Cách Bày Bàn Thờ Cúng Tổ Tiên lớp ở phía ngoài.
- Hương án thật cao
- Bình hương lớn bằng sứ hoặc đồng, trong đó có để cát hoặc tro ở trong, ở giữa cắm trụ sắt cao để đặt hương vòng.
- Hai bên có 2 cây đèn, bật khi cúng lễ
- Hai cây đồng để thắp nến, có thể thay thế bằng hai con hạc đồng. Đồng có thể thay bằng sứ.
- Có thể trang trí thêm đồ vật như hoành phi, câu đối… vào chính giữa bàn thờ hoặc hai bên.[1]
- Thắp hương
Thắp Hương Lễ Gia Tiên Trong Lễ Cưới
Việc thắp hương trên bàn thờ bao giờ cũng phải thắp theo số lẻ: 1, 3, 5, 7, 9, 11,… mà tránh thắp số chẵn như 2, 4, 6, 8, 10,…
Người ta quan niệm rằng, số lẻ là dương nên nó phù hợp hơn với tổ tiên (người dương thắp cho người âm). Loại hương thẳng gồm 2 phần: chân hương màu hồng đỏ, bụi hương thơm. Có một loại hương vòng bao gồm nhiều vòng hương, có buộc dây, được đặt trên que sắt trong bình hương. Khi thắp hương, người ta phải để hương sao cho thật thẳng, tránh để hương bị nghiêng, méo hay siêu đổ khiến đốm lửa giữa các nén hương không đều nhau, làm hương bị tắt lửa, hương tàn xuống có thể gây cháy những đồ lễ vật trên bàn thờ hoặc gây hỏa hoạn.
Khi thắp hương, nếu thắp 3 nén thì sau khi cắm nén thứ nhất(gọi là nén tâm), thì cắm nén thứ 2 bên tay trái(tức bên phải từ trong nhà nhìn ra, rồi cắm tiếp nén thứ 3 bên tay phải.
Cúng Tổ Tiên
Người Việt thường cúng Gia tiên vào ngày Sóc – Vọng (Sóc là ngày Mồng Một, Vọng là ngày Rằm hàng tháng), lễ Tết, giỗ.
Hoặc bất kỳ lúc nào cần được gia tiên phù hộ như: sinh con, đẻ cái, kết hôn, làm nhà, lập nghiệp, có trục trặc về sức khỏe. Đây là cách để thể hiện đạo lý Uống nước nhớ nguồn.
Giải mã những 💓Cách Cúng Tất Niên💓 tại nhà, công ty, cửa hàng

Cách Cúng Bàn Thờ Tổ Tiên
Hướng dẫn Cách Cúng Bàn Thờ Tổ Tiên theo quan niệm của người Việt.
Cấu Trúc Đầy Đủ Của Bát Hương (Gồm 3 Bát)
Mời bạn tham khảo cấu trúc đầy đủ của bát hương đặt ở bàn thờ gia tiên.
- Bát hương to nhất được bố trí nằm chính giữa bàn thờ đó chính là bát hương Quan Thần Linh với đường kính tối thiểu: 16 – 18 – 20 – 25cm.
- Cùng với đó, bát hương Công Đồng Gia Tiên của đôi bên nội ngoại cũng như bố trí bên Phải nhìn từ trong ra phần Tâm linh (hoặc cũng có thể từ bên trái nhìn từ trong ra theo quan niệm phần Dương). Tại bát hương này, gia chủ cần ghi đầy đủ các họ đôi bên nội ngoại nội ngoại bởi các cụ hoàn toàn không phân biệt được điều này mà chỉ có người Dương mới biết được chi tiết, cụ thể nhất.
- Một trong những lưu ý không thể quên đó chính là với các cụ mất sau này thì chỉ cần sau khi Cải cát, gia chủ xin làm lễ mời các cụ ngự trực tiếp lên bát hương Công đồng gia tiên bằng cách rút một chân nhang cắm lên là được. Theo đó, bát hương cũ sẽ được đem thả trôi sông cho mát mẻ. Đường kính bát hương tối thiểu phù hợp sử dụng đó là 14 – 16 – 18 – 20 – 22cm.
- Bát hương của Bà cô Ông Mãnh (trong đó bao gồm có cả Bà Cô Tổ) và Cậu Hoàng Cô Bé (Bé Đỏ) đôi bên nội ngoại (ghi hết tất cả các họ) và sắp xếp ở vị trí bên Trái nhìn từ trong ra.
Cách Khấn Lễ
Sau khi thực hiện việc xưng họ tên – tuổi và địa chỉ đầy đủ, các gia chủ sẽ tiến hành thứ tự khấn lễ như sau:
- Tạ ơn: Việc tạ ơn sẽ bao gồm Tạ ơn Cha Trời – Mẹ Đất, Cha mẹ Phật Thánh cùng các bậc Tiên Đế Đại Vương, Gia tiên tiền tổ, anh hùng liệt sĩ,….đã mang đến cho chúng con cuộc sống như ngày hôm nay.
- Sám hối: Tất cả những tội lỗi mà chúng con gây ra từ tiền kiếp cho đến hôm nay do tính tham – sân – si mong được các vị chư vị đại xá, bỏ qua.
- Cầu ước: Cầu cho quốc thái dân an – Đất nước ngày càng phát triển hưng thịnh, vững chắc, người người đều được hưởng trọn vẹn hai chữ Bình An cũng như cầu cho các chân linh Gia tiên tiền tổ sớm được siêu thoát lên cảnh giới cao hơn.
- Hứa hẹn: Gia chủ hứa sẽ tu học chữ Đạo để góp phần làm rạng danh Tiên tổ cũng như nguyện làm nhiều việc thiện để giúp dòng họ được giải nghiệp và tạo Phúc cho những thế hệ mai sau,….
- Xin: Bao gồm việc dâng lễ và khẩn xin những điều mong muốn cho bản thân mình cũng như các thành viên trong gia đình. (các gia chủ có thể xin vào ngày rằm, mùng 1 hoặc những ngày lễ, tết đặc biệt,…).
Tổng hợp những 💙Cách Bày Mâm Cúng Ngoài Trời💙 chính xác nhất

Thờ Cúng Tổ Tiên Đúng Cách
Những lưu ý bạn cần quan tâm để Thờ Cúng Tổ Tiên Đúng Cách.
- Không kê bàn thờ hướng trực tiếp với cửa hoặc quá lộ liễu.
- Khi bài trí bàn thờ, gia chủ nên tránh kê bàn thờ hướng trực tiếp với cửa ra vào hay phía dưới cửa sổ. Bởi theo quan niệm phong thủy, điều này sẽ làm thoát khí khiến gia chủ không gặp may mắn. Trong trường hợp diện tích ngôi nhà khiêm tốn, bàn thờ nhìn thẳng với lối cửa vào hoặc đặt tại vị trí mà nhiều người nhòm ngoa quan sát thấy , cần phải làm rèm che lại phía trước và hai bên.
- Không đặt bàn thờ ở lối đi lại, bàn thờ là nơi cần yên tĩnh , thanh tịnh. Vì vậy đặt kẻ gần lối đi lại ồn ào sẽ khiến gia chủ không gặp may, hao tán tài lộc. Bên cạnh đó cũng không nên đặt bàn thờ cạnh hoặc dưới phòng trẻ em, sân chơi sẽ làm mất đi sự tĩnh lặng cần thiết cho không gian thờ cúng.
- Không kê bàn thờ gần nhà tắm, nhà vệ sinh , phòng tắm hay khu vực ô nhiễm như gần cống nước thải hay nhà vệ sinh vì điều này sẽ làm ô uế không gian linh thiêng.
Tìm hiểu chi tiết 🔰Cách Thỉnh Thần Tài Thổ Địa🔰 theo từng bước

Bài Văn Khấn Tổ Tiên
Dưới đây là bài văn khấn gia tiên tại nhà được mọi người sử dụng nhiều nhất:
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
- Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần.
- Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này.
- Các cụ Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ tỷ
- Thúc bá đệ huynh và các hương linh nội, ngoại.
Hôm nay là ngày …….. tháng ….. năm …………..
Tín chủ con là ………………………………………….. ….
Ngụ tại ……………………………………………….. cùng toàn gia quyến.
Thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật, trà quả và các thứ cúng dâng, bày lên trước án
Chúng con thành tâm kính mời:
Các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này.
Hương hồn Gia tiên nội, ngoại
Cúi xin các Ngài thương xót tín chủ
Giáng lâm trước án. Chứng giám lòng thành. Thụ hưởng lễ vật
Phù trì tín chủ chúng con:
Toàn gia an lạc, mọi việc hanh thông
Người người được chữ bình an,
Tám tiết vinh khang thịnh vượng,
Lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang
Sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.
Cẩn cáo!
Trên đây là những cách thờ cúng tổ tiên để bạn tham khảo. Không nên bỏ sót thông tin quan trọng để việc bày biện và thờ cúng không phạm phải kiêng kỵ bạn nhé.