Mâm Cơm Cúng Rằm Tháng Giêng ❤️ Miền Bắc, Miền Trung, Miền Nam ✔️ Mâm cơm cúng Phật, cúng tổ tiên, lễ vật cúng chay chuẩn nhất.
Ý Nghĩa Mâm Cơm Cúng Rằm Tháng Giêng
Ngày rằm tháng Giêng (15 tháng 1 Âm lịch) còn được gọi là Tết Nguyên Tiêu; thường được tổ chức cúng lễ vào đêm 14 hoặc ngày 15 tháng Giêng Âm lịch.
Trên thực tế, có rất nhiều tích về ngày Tết Nguyên Tiêu này; song ý nghĩa chung nhất của ngày rằm này đó chính là để các thành viên trong gia đình sum vầy, đoàn viên. Ngoài ra, ngày rằm tháng Giêng cũng là dịp để con cháu nhớ đến ông bà; tổ tiên, cùng tỏ lòng thành kính, biết ơn trước các bậc bề trên.
Vào ngày rằm tháng Giêng, dù bận rộn tới đâu thì mỗi gia đình người Việt đều dành thời gian để cùng nhau làm mâm cúng dâng lên bàn thờ Phật (nếu có), ban thờ tổ tiên, Thần linh. Thông thường, các gia đình sẽ sắm mâm cơm chay, hương hoa; trà quả hoặc mâm cơm mặn để dâng lên ban thờ.
Tùy vào điều kiện kinh tế của từng gia đình cũng như phong tục; tập quán mỗi vùng miền mà mâm cơm cúng ngày rằm tháng Giêng sẽ khác nhau nhưng quan trọng nhất vẫn là tấm lòng thành kính, thành tâm; thể hiện sự biết ơn với ông bà, tổ tiên, Thần linh… và cầu mong cho toàn thể gia đình có được một năm mới may mắn, an khang.

Mâm Cơm Cúng Rằm Tháng Giêng Gồm Những Gì
Mâm cơm cúng rằm tháng giêng gồm những gì cơ bản và cần thiết nhất.
Mâm Cúng Chay Rằm Tháng Giêng, Mâm Cúng Phật
Nhiều gia đình không muốn sát sinh vào ngày rằm hoặc có ban thờ Phật sẽ thường sắm lễ cúng chay để cầu mong sự may mắn, an lành. Mâm cúng chay rằm tháng Giêng thường sẽ có các lễ vật như sau:
- 1 đĩa hoa quả cúng rằm tháng Giêng
- 1 đĩa xôi hoặc chè
- 1 mâm cơm cúng chay với các món ăn chay quen thuộc, truyền thống
- 1 bình hoa tươi
Mâm cỗ chay cúng rằm tháng Giêng nhiều hay ít món là tùy thuộc vào mỗi gia đình. Tuy nhiên, điều mà bạn cần lưu ý là các món trên mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng nên thể hiện được sự hài hòa; kết hợp các màu sắc tượng trưng cho ngũ hành. Bởi ăn chay cũng là một cách để hướng đến sự cân bằng, thanh thản trong tâm hồn. Cụ thể, món ăn màu đỏ thể hiện cho hành Hỏa; màu xanh thể hiện cho hành Mộc, màu trắng thể hiện cho hành Kim; màu đen thể hiện cho hành Thủy và màu vàng thể hiện cho hành Thổ.
Mâm Cơm Cúng Rằm Tháng Giêng Gia Tiên, Thần Linh
Với nhiều gia đình không theo đạo Phật, họ sẽ thường làm mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng là cỗ mặn. Mâm cỗ này gồm các món ăn truyền thống và rất giống với cỗ Tết.
Cũng tùy vào điều kiện kinh tế, hoàn cảnh, tập tục của mỗi địa phương mà mâm cơm cúng rằm tháng Giêng có thể sẽ khác nhau. Dù cỗ to hay cỗ nhỏ thì quan trọng nhất vẫn chính là tấm lòng thành kính hướng tới tổ tiên, ông bà. Thông thường mâm cỗ này sẽ gồm 4 bát và 6 đĩa. Số lượng món ăn có thể tùy ý điều chỉnh cho phù hợp. Các món ăn truyền thống trong mâm cơm cúng rằm tháng Giêng gồm:
- 1 bát canh măng ninh xương heo
- 1 bát canh bóng
- 1 bát miến
- 1 bát canh mọc
- 1 đĩa thịt gà luộc
- 1 đĩa giò hoặc nem
- 1 đĩa nem thính hoặc giò xào
- 1 đĩa hành muối
- 1 đĩa bánh chưng
- 1 bát nước chấm
Mỗi món ăn trong mâm cơm cúng rằm tháng Giêng đều thể hiện mong muốn rất riêng của người Việt. Ví dụ như bánh chưng thể hiện cho sự sinh sôi, nảy nở; dưa hành thuộc về Dương, thịt lợn đã chế biến thuộc về Âm… Mâm cơm cúng rằm tháng Giêng cũng như nhiều mâm cơm cúng khác của người Việt đều có được sự hài hòa, cân bằng Âm, Dương.
Các bước bày 🌼Mâm Cơm Cúng Giỗ🌼 đơn giản và dễ làm

Mâm Cơm Cúng Rằm Tháng Giêng Miền Bắc
Với lễ vật cúng Rằm tháng Giêng ở miền Bắc cũng rất đa dạng và phong phú. Nhiều nơi làm cầu kỳ và theo đúng lối truyền thống của ông cha ta ngày xưa.
Trước tiên là mâm cỗ cúng ông bà tổ tiên thì lễ vật cúng Rằm tháng Giêng luôn có nhiều món. Nhưng trong đó có những món cổ truyền không thể thiếu trên mâm cỗ cúng. Lễ vật cúng Rằm tháng Giêng không thể thiếu món gà luộc. Đây là món truyền thống của người Việt Nam không thể thiếu trên mâm cỗ dù là ngày lễ Tết hay trong dịp quan trọng như thượng thọ, đám cưới, đám hiếu, sinh nhật, tân gia.
Một trong những lễ vật cúng Rằm tháng Giêng không thể thiếu nữa đó là bánh chưng. Tượng trưng cho đất, là sự nảy nở, sinh sôi của vạn vật muôn loài. Món Xôi gấc thì có màu đỏ không chỉ khiến mâm cúng trở nên bắt mắt hơn mà theo quan niệm dân gian màu đỏ của xôi gấc sẽ mang lại may mắn cho gia chủ.
Chân giò lợn cũng là một lễ vật cúng Rằm tháng Giêng quan trọng trong mâm cúng. Việc cúng chân giò lợn có thể được hiểu là mong muốn cho năm mới được đầy đủ, sung túc hơn. Ở giữa mâm cúng mặn, gia đình sẽ đặt bát nước chấm thơm ngon tượng trưng cho trời đất vũ trụ, kết nối cổ kim.
Bên cạnh đó lễ vật cúng Rằm tháng Giêng không thể thiếu trong mâm cơm cúng của người Hà Nội xưa đó là canh bóng thả (hoặc bát canh măng chân giò), giò, nem, dưa hành…
Giới thiệu đến bạn 1001 ☪️Mâm Cơm Cúng☪️ theo phong tục Bắc, Trung, Nam

Mâm Cơm Cúng Rằm Tháng Giêng Miền Trung
Một mâm cơm lễ mặn cúng rằm tháng Giêng thường bao gồm:
- Năm lạng thịt vai luộc
- Một bát canh măng
- Một đĩa xào thập cẩm
- Một đĩa nem
- Một đĩa rau xào
- Một đĩa giò
- Một đĩa xôi gấc
- Một đĩa hoa quả
- Các vật phẩm khác như: Hương hoa vàng mã; đèn nến; trầu cau; rượu
Đặc biệt trong mâm lễ phải có bánh trôi (chè trôi nước). Ý nghĩa của việc ăn bánh trôi ngày Tết Nguyên tiêu là mong muốn mọi việc quanh năm được hanh thông, trôi chảy.
Lễ vật cần có trong 💚Mâm Cúng Đất Đai, Tạ Đất Đầu Năm, Cuối Năm💚 là gì?

Mâm Cơm Cúng Rằm Tháng Giêng Miền Nam
Lễ vật cúng Rằm tháng Giêng trong mâm cỗ người miền Nam không thể thiếu bát canh khổ qua nhồi thịt. Thịt kho hột vịt là món ăn tượng trưng cho trời tròn đất vuông, trong đó miếng thịt mang hình vuông; quả trứng tròn mang ý nghĩa về một năm mới trọn vẹn, đầy đủ. Ngoài ra mỗi nhà còn biến tấu thêm các món ăn khác như tôm khô củ kiệu, gà xé phay…
Người miền Nam cũng thường cúng xôi chè, bánh ít, bánh cúng, nhiều vùng vẫn gói bánh tét. Ngoài ra trong mâm cỗ còn có thêm cơm tẻ, loại nguyên liệu phổ biến hàng ngày. Mâm cỗ có nếp có tẻ, có âm dương đẩy đủ để sinh sôi nảy nở.
Mâm ngũ quả của người miền Nam thường có các loại quả xanh, với mong muốn cầu sung túc đủ sài. Các loại quả thường thấy như: mãng cầu, đu đủ, sung, dừa, xoài. Tráng miệng có nhiều loại mứt trái cây và bánh kẹo ngọt như mứt dừa, me, mãng cầu…
Chia sẻ thêm đến bạn nội dung bài viết 🔰Cúng Đất Đai Mấy Chén Cơm🔰

Mâm Cúng Rằm Tháng Giêng Năm 2021
Mỗi gia đình lại có cách chuẩn bị món ăn cho mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng khác nhau. Trong lễ vật cúng ngày Rằm tháng Giêng có những món ăn thể hiện mong muốn vạn sự vuông tròn, may mắn, đại cát đại lợi cho gia đình. Thông thường mâm cỗ mặn có 4 bát, 6 đĩa, tổng cộng tròn 10 món.
- 4 bát gồm canh măng, canh bóng, bát miến, bát mọc.
- 6 đĩa gồm: Thịt gà trống luộc (hoặc thịt lợn), giò/chả), nem, đĩa xào, dưa muối/hành muối, xôi/bánh chưng, ngoài ra có thêm nước chấm.
Bên cạnh mâm cỗ mặn, lễ vật đi kèm gồm:
- Hương, hoa
- Vàng mã.
- Đèn nến
- Trầu cau
- Rượu
Lưu ý:
- Không để chung đồ lễ mặn, chay, hoa quả trên bàn thờ hoặc dùng lẫn lộn đồ cúng.
- Hoa quả có thể để ở ban trên, còn đồ cúng mặn nên kê thêm bàn để ở dưới sau đó thắp hương.
Tùy vào điều kiện kinh tế của từng gia đình cũng như phong tục; tập quán mỗi vùng miền mà mâm cơm cúng ngày rằm tháng Giêng sẽ khác nhau. Quan trọng nhât vẫn là tấm lòng thành kính, thành tâm, thể hiện sự biết ơn với ông bà, tổ tiên, Thần linh…
Hướng dẫn bạn 🔰Cách Cúng Đất Đai Nhà Cửa🔰 đầy đủ và chi tiết nhất

Mâm Cúng Rằm Tháng Giêng Ngoài Trời
Lễ cúng ngoài trời rằm tháng Giêng cần có: Một mâm hoa quả (tùy thuộc vào mỗi nhà để lựa chọn hoa quả loại nào); một đĩa xôi chè, ấm trà, chén rượu, nén nhang với lòng thành kính.
Còn đơn giản nhất, chỉ là một mâm hoa quả, có thể thêm bánh trôi; bánh chay và đậu kho như cúng trong nhà.
Mâm cơm cúng rằm tháng giêng có sự thay đổi theo từng vùng miền. Nhưng chung quy lại đều bày tỏ lòng thành kính đến bậc bề trên và cầu mong mọi điều tốt đẹp nhất sẽ đến với họ.