Mâm Cơm Chay Cúng Phật ❤️ Rằm Tháng 7, Rằm Tháng Giêng ✔️ Các bước chuẩn bị và tiến hành làm mâm cúng thờ Phật trong các ngày lễ.
Mời bạn đến với các bài viết tử vi hằng ngày, tử vi trọn đời tại Tuvihangngay.vn.
Ý Nghĩa Mâm Cơm Chay Cúng Phật
Có người sẽ hỏi: Tại sao đức Phật đã là bất sinh, bất diệt mà lại còn phải cúng dường? Thật ra, Đức Phật đã thoát ra ngoài vòng sinh tử, thì đâu còn hạn cuộc trong sự ăn uống.
Nhưng đây chỉ là một hình thức để ngụ ý rằng, mặc dẫu Phật đã nhập diệt lâu rồi. Nhưng đối với chúng ta, bao giờ cũng xem như Ngài còn tại thế. Xưa, các đệ tử, các đàn-na thí chủ đã cúng dường Ngài như thế nào; nay chúng ta vẫn tiếp tục cái cử chỉ ấy. Sự cúng dường này làm cho chúng ta gần với Phật; có cảm tưởng như bao giờ cũng ở bên cạnh Phật. Cũng nhơn sự thờ phụng, lễ bái cúng dường này mà chúng ta được kết duyên lành với Phật; hình dung rõ rệt cuộc đời của Ngài để quyết noi theo bước chân của Ngài.

Nguồn Gốc Mâm Cơm Chay Cúng Phật
Sâu xa hơn trong tín ngưỡng của người phương Đông rất coi trọng phần thần thức, tâm linh. Quan niệm người chết đi nhưng phần hồn vẫn còn vì thế mà có phong tục thờ cúng. Trong văn hoá tín ngưỡng của người Việt Nam cũng vậy, việc cũng bái rất được chú trọng.
Hơn nữa người Việt đa số đều theo Phật hoặc hướng Phật. Nhiều quan niệm nhà Phật đã in sâu trong tiềm sức mỗi người như siêu thoát, đầu thai, luân hồi chuyển kiếp….Vì thế lúc còn sống họ hướng đến việc tu tâm dưỡng tính; không gây nghiệp để kiếp sau có cuộc sống tốt hơn. Ăn chay, không sát sinh, làm việc thiện chính là một phần để thực hiện triết lý này.
Những mâm cỗ chay xuất phát từ đâu có lẽ được bắt nguồn từ những người tu hành. Hàng năm có nhiều ngày lễ Phật lớn rơi vào tháng 4, tháng 7, tháng 10 âm lịch. Thời gian này người tu hành, theo Phật sẽ làm các mâm cỗ chay để dâng Thần, Phật.
Nếu không đi chùa thì chúng ta vẫn có thể làm các mâm cỗ chay ở nhà để cúng Thần, Phật hoặc gia tiên. Ngoài ra vào các ngày lễ tết, ngày giỗ đầu, ngày giỗ hàng năm hay lễ 49 ngày…thì mâm cỗ chay cũng rất phổ biến. Bởi quan niệm mâm cỗ chay thanh tịnh sẽ giúp thần thức người đã khuất dễ dàng siêu thoát.
Gợi ý cách sửa soạn ✨Mâm Cơm Chay Cúng Rằm Tháng 7✨ đơn giản, dễ làm nhất

Mâm Cơm Chay Cúng Phật
Mâm cơm chay cúng Phật cơ bản gồm có hoa quả, chè xôi, các món đậu; canh xào và có thể thêm món bánh trôi nước với ý nghĩa cầu mong cả năm suôn sẻ, hạnh phúc tròn đầy.
Bên cạnh đó, người cúng cũng nên đặt thêm nước và hoa lên bàn thờ để tượng trưng cho sự linh thiêng và lòng tôn thờ đến các vị thần Phật.
Điểm qua các 🌻Mâm Cơm Chay Cúng Giỗ🌻 ông bà và tổ tiên

Mâm Cơm Chay Cúng Phật Rằm Tháng 7
Theo quan niệm Phật giáo, không sát sinh, đặc biệt trong dịp đầu năm mới luôn mang ý nghĩa tạo phúc và giảm bớt nghiệp xấu. Vì vậy, chuẩn bị một mâm cơm chay tinh khiết dâng cúng Trời Phật và tổ tiên sẽ mang ý nghĩa thiết thực nhất.
- Mâm ngũ quả với các loại quả với các màu sắc tượng trưng cho 5 hành gồm kim; mộc, thuỷ, hoả, thổ (trắng, xanh, đen, đỏ, vàng).
- Xôi gấc hoặc xôi đậu xanh hoặc xôi ngũ sắc hoặc xôi cốm dừa
- Bánh chưng chay
- Bánh trôi, bánh chay hoặc chè long nhãn nấu với đỗ xanh, hạt sen và đường phèn hoặc chè đậu đỏ hoặc chè cốm hạt sen đều là những món chè rất ngon và nấu rất nhanh để dâng cúng.
- Món xào chay: Có thể xào măng rối, xu hào, miến, nấm hương, mộc nhĩ hoặc đơn giản chỉ cần xào một đĩa su su với trứng gà công nghiệp đơn tính.
- Bát canh măng nấm tươi kèm viên mọc chay hoặc là canh củ quả thập cẩm súp lơ, nấm tuyết, đậu cove, su hào, cà rốt với viên mọc chay hoặc canh chua dùng nước dứa ép thả nấm hải sản, cà chua, rau củ và đậu phụ tươi thái nhỏ.
- Các món đậu: Đậu cay Tứ Xuyên nấu với nấm rơm hoặc đậu phụ rán tẩm xì dầu hành hoa hoặc đậu chiên với trứng muối làm từ gà công nghiệp (trứng gà đơn tính); hoặc đậu sốt cà chua.
- Cari đậu đỏ tươi hoặc cari nấm: cách nấu như cari thông thường nhưng thay thịt bằng đậu và nấm.
Gợi ý thêm đến bạn cách thực hiện 💫Mâm Cơm Chay Đơn Giản Hàng Ngày💫

Mâm Cơm Chay Cúng Phật Rằm Tháng Giêng
Theo quan niệm của nhiều người Việt, lễ Phật quanh năm không bằng rằm tháng Giêng. Vì thế, vào ngày này, mọi người dân Việt ở khắp mọi miền thường đi lễ chùa. Đồng thời, tại gia đình, mọi nhà đều làm mâm cỗ chay để cúng Phật cầu mong những điều tốt đẹp nhất cho bản thân và gia đình.
Riêng với mâm cỗ chay cúng Phật, các gia đình thường chuẩn bị 8 món chay dưới đây với đủ các màu sắc tượng trưng cho ngũ hành. Cụ thể, trong mâm cỗ chay phải có những món ăn có chứa màu đỏ (tượng trưng cho hành hỏa), màu xanh (hành mộc), màu đen (hành thổ), màu trắng (hành thủy), màu vàng (hành kim).
Chè Trôi Nước
Trong mâm cỗ chay của người Việt ngày rằm tháng Giêng không thể thiếu được bát chè trôi nước.
Bởi vì theo quan niệm của người Việt, việc cúng và ăn chè trôi nước ngày rằm đầu tiên của năm sẽ giúp mọi việc quanh năm được hanh thông, trôi chảy, hạnh phúc tròn đầy…
Một Đĩa Xôi Gấc
Một đĩa xôi gấc thơm dẻo, màu đỏ thắm đẹp mắt cũng là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ chay cúng Phật rằm tháng Giêng.
Ngoài được làm từ nguyên liệu gạo nếp, quả gấc, dừa nạo, nước cốt dừa, đường trắng khiến món ăn thơm ngon hơn, người Việt còn có quan niệm ăn xôi gấc sẽ được may mắn đầu năm.
Một Đĩa Oản
Trong mâm cỗ Phật cúng rằm tháng Giêng, nhiều gia đình không thể thiếu món oản. Bởi vì những chiếc oản nếp được gói giấy bóng kính đỏ nhìn rất đẹp mắt.
Oản được làm từ đường kính, bột nếp. Để oản thơm ngon, người làm thường thêm va ni và nước hoa bưởi. Do đó, đây là món ăn cổ truyền không thể thiếu được trong mâm cỗ cúng Phật.
Một Đĩa Giò Chay
Thay vì một đĩa giò lụa hoặc giò thủ như mâm cỗ cúng gia tiên, bạn có thể chuẩn bị 1 đĩa giò chay được làm từ váng đậu, tỏi tây, lá chuối cùng nhiều gia vị khác như muối, đường, tiêu, hạt nêm…
Cách làm giò chay cực đơn giản nhưng lại giúp mâm cỗ cúng Phật trở nên sang trọng và đủ đầy hơn.
Một Đĩa Hoa Quả Tươi
Trong lễ cúng Phật, mọi gia đình nên chuẩn bị một đĩa hoa quả tươi với 5 loại quả cùng 5 màu sắc khác nhau. Bởi vì đĩa hoa quả tươi cùng hoa tươi và thực phẩm không thể thiếu trên bàn thờ cúng tổ tiên.
Nên chú ý, tùy theo việc sinh sống tại các vùng miền khác nhau mà mỗi gia đình có thể lựa chọn bày đĩa hoa quả với 5 loại quả khác nhau.
Nem Chay Rán
Món nem rán luôn là món ăn truyền thống đầy tinh túy của người Việt. Do đó, món này cũng không thể thiếu trong mâm cỗ chay cúng Phật ngày rằm.
Chỉ cần nguyên liệu từ các loại rau củ quả thái nhỏ và rán bằng dầu thực vật là bạn đã có thể gói được chiếc bánh đa nem chay vàng ruộm ăn không ngấy nhìn rất bắt mắt.
Cải Chíp Sốt Nấm
Đây là món canh xào thường có mặt trong mâm cỗ chay truyền thống của mỗi gia đình. Với nguyên liệu gồm rau cải chíp, dầu hào, dầu mè, nấm hương là bạn đã có thể có đĩa rau xào thanh đạm.
Đậu Phụ Tẩm Bột Rán Giòn
Một đĩa đậu phụ tẩm bột rán giòn cũng khiến cho mâm cỗ chay thêm bắt mắt và tăng hương vị.
Bạn chỉ cần chuẩn bị 1 loại đậu phụ ngon, chút bột ngô, bột ngũ cốc, muối và hạt tiêu đen, đường… là đã có thể có 1 đĩa đậu phụ tẩm bột rán giòn ra đĩa.
Canh Nấm Chay
Ngoài những món ăn trên, một bát canh khác không thể thiếu được trong mâm cỗ chay ngày rằm là canh nấm chay.
Canh nấm chay được nhiều gia đình Hà Nội làm từ hạt sen đã thông tâm. Ngoài ra có thêm cà rốt, các loại nấm, rau mùi. Đây là bát canh cực thanh đạm, dễ ăn.
Hướng dẫn cách soạn 📌Mâm Cơm Cúng Ông Bà📌 ngày Tết, ngày giỗ

Mâm Cơm Chay Cúng Phật Truyền Thống
Giới thiệu đến bạn các món thường có trong Mâm Cơm Chay Cúng Phật Truyền Thống.
Món 1: Xôi gấc
Xôi gấc vừa ngon, vừa bắt mắt và không quá khó để thực hiện. Mâm cúng nguời Việt lúc nào cũng sẽ có xôi là món cúng, món ăn truyền thống. Nguyên liệu nấu xôi gấc đơn giản bao gồm: Gạo nếp, đường, dừa nạo, gấc, nước cốt dừa.
Món 2: Món xào
Nếu cúng nhà mới thì cải chíp sốt nấm sẽ là lựa chọn cho món xào đẹp mắt, ngon miệng. Nguyên liệu bao gồm: Cải chíp, nấm hương, dầu mè, dầu hào. Xếp cải chíp quanh dĩa và cho nấm hương đã sốt vào giữa sẽ tạo nên một tác phẩm đẹp mắt.
Món 3: Canh nấm nấu rau củ thập cẩm
Các món chay cúng nhà mới phải có đầy đủ món khô, món mặn. Canh rau củ thập cẩm sẽ là lựa chọn hàng đầu vì dễ nấu và ngon miệng. Rau củ, nấm với độ ngọt tự nhiên, màu sắc bắt mắt sẽ làm cho cỗ cúng sinh động. Nguyên liệu bao gồm: cà rốt, nấm hương, khoai tây, bắp, hạt sen.
Món 4: Giò chay hoặc nem chay
Mâm cỗ chay cúng bao giờ cũng có dĩa nem rán hoặc giò. Các món này làm đơn giản thôi nhưng giúp mâm cỗ thêm đầy đủ. Nguyên liệu làm giò chay gồm váng đậu, tỏi tây, lá chuối để gói, gia vị.
Món 5: Chè trôi nước
Đây là món cúng truyền thống bất kể trong cỗ chay hay cỗ mặn. Nguyên liệu gồm bột nếp, nhân đậu xanh, nhân nấm…tuỳ vào gia chủ.
Bài viết vừa cung cấp thực đơn món trong mâm cơm chay cúng Phật. Bạn tham khảo và làm theo để việc thờ cúng thần linh thêm trọn vẹn và đúng phong tục nhé.