Mâm Lễ Tết Đoan Ngọ ❤️ Mâm Cúng Tết Mùng 5 Tháng 5 ✔️ Mâm cúng Tết sâu bọ theo phong tục 3 miền Bắc, Trung, Nam chuẩn nhất.
Cúng Tết Đoan Ngọ Là Gì
Ở Việt Nam, ngày Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là Tết diệt sâu bọ được tổ chức vào ngày 5 tháng 5 khi kết thúc vụ lúa Chiêm, bước vào đầu vụ mùa. Đây là giai đoạn bà con nông dân làm lễ tạ ơn trời đất; tổ tiên và ăn mừng mùa vụ.
Ngoài ra, người Việt cũng lưu truyền nhiều truyền thuyết về ngày Tết Đoan Ngọ. Theo đó, khi sâu bọ phát triển nhiều, người dân không biết làm cách nào để có thể giải được nạn; thì bỗng nhiên có một ông lão từ xa đi tới tự xưng là Đôi Truân.
Ông chỉ cho dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng đơn giản gồm có bánh gio (bánh tro), trái cây. Sau đó ra trước nhà mình vận động thể dục. Nhân dân làm theo, chỉ một lúc sau đó, sâu bọ đã đi mất. Để tưởng nhớ sự việc, dân chúng đặt cho ngày này là Tết diệt sâu bọ, có người gọi là Tết Đoan Ngọ.

Mâm Cúng Tết Đoan Ngọ
Theo truyền thống, mâm lễ cỗ cúng Tết Đoan Ngọ gồm các lễ vật:
- Hương, hoa, vàng mã
- Nước, rượu nếp
- Các loại hoa quả
- Bánh tro, bánh ú, cơm rượu nếp
- Xôi, chè
Tùy theo quan niệm của từng vùng mà lựa chọn các món sản vật dâng cúng ông bà; tổ tiên ngày Tết Đoan Ngọ khác nhau. Tuy nhiên phải đảm bảo đủ các lễ vật chính như: Hương, hoa, vàng mã, nước, rượu nếp.
Tiết lộ cách chuẩn bị và trình bày 🍃Mâm Cúng Động Thổ Xây Nhà Đơn Giản🍃

Mâm Lễ Tết Đoan Ngọ Miền Bắc
Một mâm lễ cúng Tết Đoan Ngọ của người miền Bắc không thể thiếu những thứ sau:
- Hương, hoa, vàng mã.
- Nước, rượu nếp.
- Các loại hoa quả.
- Bánh tro.
- Xôi, chè.
Theo quan niệm dân gian, vị nồng của cơm nếp hòa với men cay của rượu sẽ có tác dụng loại bỏ những loài ký sinh có hại trong cơ thể. Cơm rượu nếp của người miền Bắc thường được làm từ gạo nếp lức hoặc gạo nếp cẩm. Tuy nhiên, để đạt được hương vị thơm ngon nhất, mọi người thường dùng gạo nếp cẩm – nhất là gạo nếp cẩm Tây Bắc để làm thành cơm rượu nếp cẩm trong ngày Tết Đoan Ngọ. Cơm rượu miền Bắc thường rời, hạt nếp không quá mềm và vị rượu nồng hơn 2 miền còn lại.
Trong khi đó, hoa quả được chọn để cúng và ăn trong ngày Tết Đoan Ngọ tại miền Bắc chủ yếu là các loại quả mùa hè có tính nóng, tươi ngon và có vị chua chua, thơm nức. Đó là những trái mận, đào, vải, chôm chôm, xoài, dưa hấu… đặc biệt là mận, đào, vải bởi nơi đây có những vùng trồng mận, đào; vải rất nổi tiếng như mận Sơn La, vải Thanh Hà, đào Lạng Sơn… Nếu thiếu đi những thứ hoa quả này thì Tết Đoan Ngọ của người miền Bắc sẽ mất đi nhiều ý nghĩa của nó.
Hướng dẫn cách chuẩn bị 🌌Mâm Cỗ Cúng Thanh Minh🌌 ngoài mộ và trong nhà

Mâm Lễ Tết Đoan Ngọ Miền Trung
Đối với miền Trung, món cơm rượu nếp trong lễ cúng Tết Đoan Ngọ người ta chỉ sử dụng nếp trắng bình thường và cơm rượu được nén thành từng khối chứ không rời như miền Bắc.
Bên cạnh các loại hoa quả đúng mùa, vịt cũng là món không thể thiếu. Bởi người miền Trung quan niệm, bắt đầu từ mùng 5 tháng 5 trở đi, vịt sẽ vào mùa. Những con vịt béo hơn, thịt ngon và không có mùi hôi nữa. Vì thế, trong Tết Đoan Ngọ, ở hầu hết các gia đình ở vùng Trung bộ đều mua vịt và chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Trong đó tiết canh vịt là phổ biến nhất.
Nói đến nét đặc sắc trong lễ cúng Tết Đoan Ngọ của người miền Trung. Đặc biệt là người gốc Huế, thì không thể bỏ quên món chè kê. Chè kê ở Huế rất đặc biệt vì thường ăn kèm với bánh tráng mè; khi ăn dùng bánh tráng để xúc thay cho muỗng, thìa. Vị giòn của bánh tráng sẽ nhanh chóng hòa lẫn với vị ngọt của đường, vị dẻo thơm của kê; mùi thơm của dầu chuối và vị cay thoang thoảng của gừng tươi khiến món ngon càng thêm hấp dẫn. Món ăn có tác dụng bồi bổ khí huyết, thanh nhiệt, giải độc; thích hợp cho tiết trời oi bức dịp Tết Đoan Ngọ.
Mâm Lễ Tết Đoan Ngọ Miền Nam
Cũng giống như miền Bắc và miền Trung, lễ cúng Tết diệt sâu bọ của người miền Nam không thể thiếu món cơm rượu nếp. Người miền Nam thường chỉ dùng nếp trắng để chế biến thành cơm rượu. Đặc biệt hơn, cơm rượu Nam Bộ được viên thành những khối tròn chứ không rời như miền Bắc hay ép thành từng khối như miền Trung.
Một món ăn truyền thống khác trong ngày Tết Đoan Ngọ của người dân miền Nam đó là bánh ú; một phiên bản khác của bánh gio miền Bắc. Bánh ú của người Nam Bộ thường có hình chóp, to bằng nắm tay người lớn. Bên ngoài gói bằng lá, bên trong là bột nếp và nhân đậu xanh. Bánh có màu vàng sẫm, có vị mát lạnh, được nhiều người ưa thích trong những ngày nắng nóng; cắn một miếng, bạn sẽ cảm nhận bột bánh mềm, dẻo, phần nhân bên trong có vị ngọt thanh dễ chịu.
Miền Nam được coi là vựa trái cây lớn nhất cả nước nên trong ngày Tết Đoan Ngọ. Người dân Nam bộ không chỉ chuẩn bị lễ cúng với hoa quả tươi mà còn kết hợp tổ chức nhiều lễ hội trái cây miệt vườn đặc sắc. Những hoạt động phổ biến trong các lễ hội này thường là tham quan, du lịch về những miệt vườn xưa, hái thuốc, phát thuốc, cúng tổ, mừng mùa màng thắng lợi, biểu diễn văn nghệ và tổ chức các trò chơi dân gian…
Bật mí ❀Cách Xếp Quần Áo Cúng Chúng Sinh❀ trong lễ cúng cô hồn

Mâm Lễ Tết Đoan Ngọ Gồm Những Gì
Giới thiệu đến bạn những lễ vật cần thiết trong mâm cúng Tết Đoan Ngọ ngày mùng 5 tháng 5.
- Một mâm cơm chay
- Các loại bánh chay, xôi chay
- Mâm hoa quả ngũ sắc có đủ năm vị là, cay, chua, đắng, mặn, ngọt
- 9 bông hoa đồng tiền đỏ cài lên mâm hoa quả
- Ba chén rượu ba màu trắng, đỏ, vàng, trong rượu có pha một chút hùng hoàng
- Ba chén nước trà ba hương vị khác nhau, cùng vàng thuyền, vàng thỏi, vàng lá
- Có thể mua một chút tiền âm phủ
Gợi ý đến bạn nội dung liên quan về ꕤMâm Cúng Chúng Sinhꕤ theo vùng miền

Mâm Lễ Tết Đoan Ngọ Đặt Ở Đâu
Theo tên gọi, Tết Đoan Ngọ nên được bắt đầu từ giữa trưa ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch (bởi lẽ Đoan là bắt đầu, Ngọ là giữa trưa, dịch là “bắt đầu vào giữa trưa”. Do đó, Tết Đoan Ngọ nên cúng lúc mấy giờ thì câu trả lời là vào giờ Ngọ, bắt đầu từ 11 giờ trưa cho tới 1 giờ chiều.
Mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ được bày lên ban thờ gia tiên, tuy nhiên với nhiều nhà nông, mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ ngoài bày trên ban thờ trong nhà còn cần phải bày biện ngoài trời để khấn tạ trời đất, thần linh phù hộ cho mùa màng bội thu.
Mâm Cỗ Cúng Mùng 5 Tháng 5
Chuẩn bị đàn lễ được cúng ngoài trời, được đặt quay mặt về hướng Nam.
Mâm cúng gồm:
- Bàn lễ trải một tấm vải đỏ rộng
- Ccác loại bánh chay, một mâm xôi
- Mâm hoa quả ngũ sắc có đủ năm vị là, cay, chua, đắng, mặn, ngọt.
- 9 bông hoa đồng tiền đỏ cài lên mâm hoa quả.
- 5 chén rượu năm màu trắng, đỏ, vàng, xanh, đen. Trong rượu có pha một chút hùng hoàng.
- 5 chén nước trà năm hương vị khác nhau, cùng vàng thuyền, vàng thỏi, vàng lá.
- Một chiếc lọng đỏ có viền vàng.
- Lưu ý: Không được cúng tiền âm phủ.
Bật mí cách bày ☯Mâm Cúng Cô Hồn Mùng 2 16☯ hàng tháng

Mâm Lễ Cúng Tết Đoan Ngọ
Theo truyền thống, mâm cúng dâng lên lễ gia tiên vào ngày Tết Đoan Ngọ gồm các loại trái cây như vải, mận; rượu nếp, bánh gio (bánh ú tro, bánh tro)… Ngoài ra gia chủ còn cần chuẩn bị hương, hoa, vàng mã và cũng tùy vào văn hóa, phong tục của từng vùng miền mà mâm cúng còn có thêm thịt vịt, chè trôi nước nữa.
Trong đó vải hay mận là loại quả phải có trong mâm cúng. Ở miền Nam, các gia đình thường chọn mua vải thiều quả đẹp, nhiều lá để trưng trên mâm cúng sẽ đẹp hơn. Rượu nếp cũng là món ăn đặc sắc trong ngày này, người xưa tin rằng, rượu nếp có khả năng tiêu diệt sâu bọ trong cơ thể, khiến chúng không thể gây hại trong cơ thể con người nữa.
Rượu nếp thường được bày bán rất sôi nổi vào những ngày diễn ra Tết Đoan Ngọ, có những gia đình Việt lại muốn duy trì nếp văn hóa xưa nên thường huy động cả gia đình tự làm cơm rượu nếp tại nhà. Bánh tro là một loại bánh làm từ gạo nếp đã được ngâm trong nước tro, gói trong lá chuối. Đây là loại bánh dễ ăn, dễ tiêu, mùi vị rất ngon khi ăn cùng với đường hoặc mật. Tùy vào điều kiện của mỗi gia đình mà có thể chuẩn bị giản dị hơn nhưng cũng cần bày biện một cách tươm tất để thể hiện lòng thành của mình với tổ tiên.
Cách thực hiện và bày biện ✾Mâm Cúng Cô Hồn Đơn Giản✾ ngày rằm tháng 7

Văn Khấn Cúng Tết Đoan Ngọ
Tuvihangngay.vn chia sẻ bài văn khấn cúng Tết Đoan Ngọ đầy đủ và thông dụng nhất.
Nam mô A di Đà Phật! (3 lần)
- Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
- Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ)
Tín chủ chúng con là: …
Ngụ tại: …
Hôm nay là ngày mồng 5/5 âm lịch, nhằm ngày Tết Đoan Ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần, cúi xin các Ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…, cúi xin các vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A di Đà Phật! (3 lần)
Mâm lễ Tết Đoan Ngọ được tổ chức hằng năm, chứa đựng cầu mong về một mùa màng mới bội thu. Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu thêm về ngày lễ đặc biệt này của người Việt.