Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Miền Bắc ❤️ Cách Bày Đẹp Nhất

Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Miền Bắc ❤️ Cách Bày Đẹp Nhất ✔️ Ý nghĩa các loại trái cây đặt lên bàn thờ ngày Tết theo phong tục ngoài Bắc.

Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Miền Bắc Tượng Trưng Cho Gì

Mâm ngũ quả ngày Tết được xem là có nguồn gốc từ đạo Phật khi được nhắc nhiều trong Vu Lan bồn (Ullambana Sutra) với hình ảnh “trái cây 5 màu”. Theo quan niệm nhà Phật, 5 màu quả là tượng trưng cho ngũ thiện căn bao gồm: Huệ căn (sáng suốt), niệm căn (ghi nhớ); định căn (tâm không loạn), tấn căn (ý chí kiên trì) và tín căn (lòng tin).

Bên cạnh đó, theo quan niệm của người Việt và văn hóa phương Đông nói chung; thì mâm ngũ quả còn thể hiện 5 yếu tố ngũ hành Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ, là những yếu tố cấu thành nên vũ trụ. Ngoài ra, số 5 trong phong thủy còn tượng trưng cho sự đủ đầy và sự sống. Chính vì thế, mâm ngũ quả ngày Tết thường được bày 5 loại trái cây.

Theo quan niệm của nhân gian thì “ngũ quả” chỉ sự tập trung đầy đủ các loại trái cây trong đất trời. Bởi con số 5 – “ngũ hành” là một con số rất tốt trong quan niệm phong thủy; thể hiện sự phát triển bền vững, mạnh mẽ. Chính vì vậy, mâm ngũ quả ngày Tết nhằm thể hiện mong muốn âm dương hòa hợp; sinh sôi nảy nở, phát triển.

Và cũng bởi thế, cho nên ông cha ta đã chọn 5 loại trái cây để cúng vào đêm giao thừa với ngụ ý rằng: những sản vật này được đúc kết từ biết bao công sức; mồ hôi và nước mắt của người lao động, kính dâng lên đất trời; thần thánh trong giờ phút linh thiêng của vạn vật sinh tồn.

Cập nhật thông tin và hình ảnh 📌Mâm Ngũ Quả Miền Bắc📌 đẹp nhất

Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Miền Bắc Gồm Những Gì

Đối với người dân miền Bắc, một mâm ngũ quả đẹp, đúng chuẩn phải là một mâm ngũ quả có đầy đủ các loại trái cây như: chuối xanh, bưởi, phật thủ, sung, hồng, quất cảnh, ớt, dứa,… với màu sắc rực rỡ. Nhưng phải hài hòa, đảm bảo đúng theo Ngũ hành:

  • Kim – màu trắng
  • Mộc – màu xanh lá
  • Thủy – màu đen
  • Hỏa – màu đỏ
  • Thổ –  màu vàng

Chuối trong mâm ngũ quả được bày theo nải, phải là chuối xanh; tượng trưng cho sự quần tụ, sum vầy, đầm ấm. Bưởi có màu vàng, tượng trưng cho sự giàu sang, may mắn. Cũng có một số gia đình thay bưởi bằng quả phật thủ (tác dụng lưu giữ thần, Phật và gia tiên lưu lại trong nhà lâu hơn để phù hộ cho gia chủ).

Quả quất cảnh, quả hồng hay ớt đỏ được tô điểm xung quanh mâm ngũ quả. Vì có màu đỏ, vàng rực rỡ, vô cùng đẹp mắt – biểu tượng cho sự may mắn, thành đạt. Còn quả dứa có mùi thơm đặc trưng, thể hiện mong ước về một năm mới an lành và nhiều phúc lộc.

Người miền Bắc thường bày mâm ngũ quả kiểu truyền thống là đặt nải chuối xanh ở dưới cùng để đỡ lấy toàn bộ các loại quả còn lại. Chính giữa đặt bưởi, phật thử hoặc là mãng cầu, các loại quả khác nhau đào, hồng; quýt, táo thì đặt ở xung quanh. Ở chỗ trống thì có thể xen kẻ ớt, quất.

Không thể bỏ lỡ cách bày 🔰Mâm Ngũ Quả Trung Thu Độc Đáo🔰 và đẹp mắt nhất

Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Miền Bắc Có Những Quả Gì

Ý nghĩa một số loại quả trong mâm ngũ quả ngày Tết của miền Bắc

  • Nải chuối xanh: Nải chuối xanh tượng trưng cho bàn tay ngửa lên thể hiện cho sự bao bọc; che chở cho tất cả mọi vật. Màu xanh của chuối là tượng trưng cho hành Mộc với ý nghĩa mùa xuân căng tràn sức sống; mang tới sự sung túc, bình an, đùm bọc và gắn kết cho gia đình.
  • Quả bưởi, cam: Loại quả này tượng trưng cho phúc lộc và sự viên mãn.
  • Quả phật thủ: Loại quả này có hình dáng giống với bàn tay Phật nên nó mang ý nghĩa cho sự che chở và bảo vệ. Bên cạnh đó, quả phật thủ còn mang biểu tượng của chữ Lộc, nghĩa là mong bề trên ban cho phước lộc; may mắn, đồng thời xua đi những xui xẻo.
  • Quả táo: Tượng trưng cho phú quý.
  • Quả lựu: Tượng trưng cho sự đông đúc, con đàn cháu đống.
  • Quả quất, quýt: Loại quả này tượng trưng cho sự trọn vẹn. Khi có mặt trong mâm ngũ quả ngày Tết, loại quả này thể hiện cho sự tốt lành, sung túc.

Mời bạn khám phá thêm bài viết 🌹Mâm Ngũ Quả Trung Thu Đơn Giản🌹

Cách Bày Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Miền Bắc

Cách trình bày phổ biến và truyền thống nhất làđể nải chuối ở dưới cùng; đỡ lấy toàn bộ các loại quả khác. Ở chính giữa là quả bưởi hoặc phật thủ vàng, đào, hồng, quýt thì bày xung quanh còn những chỗ trống có thể cài xen kẽ quất; táo xanh hoặc quả ớt chín đỏ.

Với người miền Bắc, mâm ngũ quả gồm các loại như chuối, bưởi, đào, hồng, quýt. Bạn nên lựa chọn chuối xanh là đẹp nhất và đặt ở dưới cùng. Bên trên, bạn hãy bày hồng, quýt, đào đan xen vào nhau.

Nhiều người cho rằng, rửa hoa quả trước khi bày biện sẽ giúp mâm ngũ quả của mình trở nên đẹp hơn; tuy nhiên quan điểm này hoàn toàn sai lầm. Thực tế, việc rửa trái cây sẽ làm quả sớm bị héo hoặc thối nếu có chỗ đọng nước. Vì vậy, trước khi bày hoa quả, bạn chỉ cần dùng khăn giấy ẩm lau sạch quả là được.

Có thể bạn quan tâm nội dung 📍Mâm Ngũ Quả Ngày Tết📍 3 miền

Hình Ảnh Mâm Ngũ Quả Miền Bắc

Tuvihangngay.vn gửi đến bạn đọc tham khảo hình ảnh mâm ngũ quả miền Bắc phổ biến nhất.

Mê mẩn mâm cúng ngũ quả trong ngày tết của người miền Bắc
Mê mẩn mâm cúng ngũ quả trong ngày tết của người miền Bắc
Mâm trái cây cho ngày Tết thêm may mắn
Mâm trái cây cho ngày Tết thêm may mắn
Mâm ngũ quả đơn giản cho ngày tết thêm ý nghĩa
Mâm ngũ quả đơn giản cho ngày tết thêm ý nghĩa
Mâm ngũ quả miền Bắc đơn giản
Mâm ngũ quả miền Bắc đơn giản

Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Miền Bắc Đẹp Nhất

Chia sẻ đến bạn những hình ảnh mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc đẹp nhất để bàn thờ thêm lung linh, đầy đủ.

Dưa hấu đỏ bên mâm trái cây của người miền Bắc
Dưa hấu đỏ bên mâm trái cây của người miền Bắc
Chiêm ngưỡng dĩa cúng ngũ quả miền Bắc
Chiêm ngưỡng dĩa cúng ngũ quả miền Bắc
Đặt mâm ngũ quả chuẩn miền Bắc
Đặt mâm ngũ quả chuẩn miền Bắc

Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Miền Bắc Đẹp

Những sai lầm thường gặp khi bày mâm ngũ quả ngày Tết ở miền Bắc

Chưa Hiểu Đúng Về Ý Nghĩa Mâm Ngũ Quả

Trong quan niệm văn hóa phương Đông, số 5 ứng với thuyết ngũ hành – 5 yếu tố tạo nên sự sống trong vũ trụ. Mâm ngũ quả với 5 loại quả khác nhau cũng tương thích với thuyết ngũ hành này; mang ý nghĩa cầu mong sự sinh sôi, nảy nở, may mắn và tài lộc sẽ đến gia chủ.

Bạn cần hiểu về thuyết ngũ hành để khi bài trí mâm ngũ quả tránh mắc phải những lỗi như không bày đủ 5 màu theo ngũ hành; hoặc tổ hợp trái cây không mang ý nghĩa. Bạn có thể tham khảo cách chọn quả theo màu như sau:

  • Kim – màu trắng: Dưa lê trắng, lê trắng…
  • Mộc – màu xanh lá: Dưa hấu, chuối xanh, xoài xanh, đu đủ xanh; mãng cầu, trái na, trái sung, trái dừa…
  • Thủy – màu đen: Nho đen, vú sữa hay những trái cây có màu sậm tối
  • Hỏa – màu đỏ: Táo đỏ, trái hồng, trái dừa lửa, thanh long…
  • Thổ – màu vàng: Cam vàng, quýt vàng, dưa hấu vàng, dưa lê vàng, xoài chín, phật thủ

Rửa Quả Cho Sạch Để Bày

Một số người thường rửa trái cây cẩn thận để quả bóng, đẹp khi chưng lên mâm. Tuy nhiên việc rửa quả sẽ làm quả nhanh bị héo, thối rữa nếu có chỗ đọng nước.

Do đó bạn chỉ cần dùng khăn giấy ẩm lau sạch trái cây là được. Với bưởi, bạn có thể hòa chút nước vôi, thấm vào khăn rồi lau đều lên vỏ bưởi để tránh tình trạng vỏ bị ố vàng; mốc xanh hoặc bị héo do đọng nước.

Lựa Chọn Quả Chín

Nhiều gia đình có thói quen mua sắm đồ Tết sớm từ ngày 27 – 28 Tết, thậm chí sớm hơn. Trong khi mâm ngũ quả chỉ dâng lên bàn thờ vào đêm 30 Tết.

Do đó bạn không nên chọn ngay những quả đã chín đẹp vì khi bày mâm ngũ quả, trái cây có thể bị chín quá; lá héo và vỏ nhũn mềm. Thay vào đó bạn nên lựa những quả già nhưng chưa chín hẳn để khi bày mâm ngũ quả, quả chín tới và không bị thối.

Bật mí cách chuẩn bị 🌌Mâm Cúng Thôi Nôi Cho Bé Trai Đơn Giản🌌

Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Miền Bắc Đơn Giản

Đối với mâm ngũ quả ngày tết miền bắc truyền thống, cách sắp xếp phổ biến nhất là: đặt nải chuối xanh ở phía dưới cùng.

Ngay trên nải chuối, vị trí chính giữa là quả bưởi; rồi sắp đặt xung quanh là những loại quả có màu sắc nóng như quả ớt, quả cam, quả quýt,…Tùy thuộc vào thẩm mĩ cũng như sự khéo tay của mỗi người mà mâm ngũ quả sẽ có sự khác biệt trong cách bài trí. Nhưng những yếu tố cơ bản thì vẫn như vậy.

Giới thiệu đến bạn 🌿Các Món Cúng Rằm Tháng 7🌿 đặt bàn thờ, ngoài sân

Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Miền Bắc 2021

Theo phong tục của người miền Bắc, cách bày mâm ngũ quả truyền thống sẽ để nải chuối xanh đặt dưới cùng, ở giữa để đỡ lấy toàn bộ các trái cây khác. Nải chuối như bàn tay ngửa, hứng lấy những gì tinh túy nhất của mùa Xuân để đọng thành quả ngọt; nó còn có ý nghĩa che chở, bảo bọc.

Thứ hai là quả Phật thủ màu vàng – tượng trưng hành thổ nên được đặt ở giữa mâm ngũ quả; trong lòng nải chuối và những loại quả khác sẽ được bày biện xung quanh sao cho hài hòa, cân đối nhất. Phật thủ là loại quả có mười cánh múi chụm lên như 10 ngón tay nên dân gian gọi là tay Phật.

Phật thủ được bày lên bàn thờ ngày Tết với niềm cầu mong được bàn tay Phật trời ban phúc lộc. Nếu không tìm được Phật thủ, có thể bày quả bưởi lên mâm ngũ quả cũng mang ý nghĩa tương tự. Tiếp theo, ba loại quả khác có các màu đỏ (ứng với mùa Hạ – hành hỏa) như ớt sừng, cam quýt chín, trứng gà, hồng… màu trắng (ứng với mùa Thu – hành kim) như roi, đào… màu đen (ứng với mùa Đông – hành thủy) như mận, hồng xiêm… Tất cả những loại quả này được bày đan xen vào nhau lên mâm ngũ quả tạo thành hình tháp.

Việc chuẩn bị và đặt mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc đúng cách vừa đẹp lại thêm ý nghĩa. Năm mới đến thêm phần trọn vẹn, đủ đầy và tràn đầy hi vọng về những điều may mắn, tốt đẹp hơn.

Viết một bình luận