Cách Bày Mâm Cúng Ngoài Trời ❤️ Bài Văn Khấn Chuẩn

Cách Bày Mâm Cúng Ngoài Trời ❤️ Bài Văn Khấn Chuẩn ✔️ Ý nghĩa, thời gian, lễ vật, văn khấn và các bước khi đặt cúng ngoài trời.

Ý Nghĩa Việc Bày Mâm Cúng Ngoài Trời Giao Thừa

Tục ta tin rằng mỗi năm có một ông hành khiển coi việc nhân gian; hết năm thì thần nọ bàn giao công việc cho thần kia. Cho nên cúng tế để tiễn ông cũ và đón ông mới.

Lễ giao thừa được cúng ở ngoài trời là bởi vì các cụ xưa hình dung trong phút cựu vương hành khiển bàn giao công việc cho tân vương luôn có quân đi; quân về đầy không trung tấp nập, vội vã (nhưng mắt trần ta không nhìn thấy được), thậm chí có quan quân còn chưa kịp ăn uống gì.

Những phút ấy, các gia đình đưa xôi gà, bánh trái, hoa quả; toàn đồ ăn nguội ra ngoài trời cúng, với lòng thành tiễn đưa người nhà trời đã cai quản mình năm cũ và đón người nhà trời mới xuống làm nhiệm vụ cai quản hạ giới năm tới. Vì việc bàn giao, tiếp quản công việc hết sức khẩn trương nên các vị không thể vào trong nhà khề khà mâm bát; mà chỉ có thể dừng vài giây ăn vội vàng hoặc mang theo, thậm chí chỉ chứng kiến lòng thành của chủ nhà.

Cách bày mâm cúng ngoài trời
Cách bày mâm cúng ngoài trời

Thời Gian Bày Mâm Cúng Ngoài Trời Giao Thừa

Trong ngày cuối cùng của năm, bên cạnh mâm cúng Tất niên thì các gia đình thường không quên chuẩn bị cả một mâm cúng Giao thừa để “tống cựu, nghênh tân”.

Tạm biệt năm cũ, chào đón năm mới và thành tâm dâng lên Tổ tiên; thần linh những lễ vật để tỏ lòng tôn kính. Theo phong tục của người Việt Nam, lễ cúng Giao thừa thường được cử hành khi kết thúc giờ Hợi ngày 30; sang giờ Tý mở đầu ngày mồng Một Tết. Tức là khoảng từ 12h đêm 30 Tết đến 1 giờ sáng ngày mùng 1 Tết.

Bên cạnh đó, theo các chuyên gia văn hóa thì bao giờ cũng phải chuẩn bị lễ cúng Giao thừa ngoài trời trước; khấn Phật và các quan trước, xin trời Phật phù hộ, cầu dân an quốc thái, cầu cho sức khỏe gia đình bình an sau đó mới vào lễ trong nhà. Nếu lễ trong nhà trước là quan niệm không đúng lắm. Vì cao nhất là trời Phật rồi mới đến ông bà, Tổ tiên nhà mình.

Ngoài ra, về thời điểm tiến hành nghi lễ cách bày mâm cúng Giao thừa ngoài trời; thường người ta sẽ bắt đầu đúng giờ Tý tức 12 giờ đêm 30 tháng Chạp, sau đó, trở vào để cúng ông bà Tổ tiên nhà mình. Lễ cúng Giao thừa cần hoàn thành trước 1 giờ ngày mùng 1 Tết. Các gia đình nên có sự chuẩn bị kĩ lưỡng để lễ cúng diễn ra thong thả; đúng nghi thức và cùng hướng đến một năm mới nhiều phúc lộc, bình an.

Tìm hiểu chi tiết 🔰Cách Thỉnh Thần Tài Thổ Địa🔰 theo từng bước

Cách Bày Mâm Cúng Ngoài Trời Giao Thừa

Thông thường, để tiến hành cúng Giao thừa ngoài trời; mâm cúng sẽ bao gồm các lễ vật: Hương, đèn/nến, trà, rượu, hoa quả, bánh kẹo, cỗ chay hoặc cỗ mặn, tùy điều kiện của từng gia đình mà sắm sửa.

Tuy nhiên, vẫn có những món đồ đã trở thành truyền thống, hầu như gia đình cũng sử dụng như cặp bánh chưng; gà lễ (gà lễ phải là gà trống tơ chưa đạp mái), đĩa xôi gấc. Mâm cúng Giao thừa ngoài trời không cần quá cầu kì như mâm cúng Giao thừa trong nhà nhưng vẫn cần phải được chuẩn bị với lòng thành; chế biến sạch sẽ và trình bày gọn gàng.

Bên cạnh cách bày mâm cúng ngoài trời, mời bạn tìm hiểu thêm 📌Bài Khấn Xin Tỉa Chân Nhang📌

Cách Bày Mâm Cúng Ngoài Trời Đêm 30 Tết

Vào đúng giờ Tý (12 giờ đêm ngày 30 Tết), các gia đình đặt mâm cúng trước cửa nhà. Nếu gia đình ở chung cư, gia chủ đặt mâm cúng ở ban công hoặc tại sảnh lớn của tòa nhà mình ở.

Theo những quan niệm trong văn hóa người Việt thì cúng Giao thừa ngoài trời nên theo hướng Đông Bắc (hướng Bắc để cúng Thượng Đế, hướng Đông để cúng Thiên Tử là Vua) hoặc hướng chính Nam. Khi thực hiện người khấn phải chú ý là quay mặt về 2 hướng Đông Bắc hoặc chính Nam chứ không phải để con gà hay đĩa xôi quay về hướng ấy. Sau khi đặt ngay ngắn mâm cúng, gia chủ tiến hành nghi thức cúng tiễn đưa thần cũ, đón thần mới, đọc văn khấn giao thừa; hy vọng về một năm mới an khang, thịnh vượng.

Gửi đến bạn bài viết 📍Cách Cúng Vong Trong Nhà📍 chuẩn xác nhất

Cách Bày Mâm Cúng Giao Thừa Ngoài Trời Năm 2021

Gia chủ nên đặt mâm lễ ở hướng Nam tượng trưng cho Hỷ thần, còn hướng Đông sẽ tượng trưng cho thần tài.

Cách Bày Mâm Lễ Chay

Cách bày mâm cúng chay giao thừa ngoài trời.

Bước 1: Chuẩn bị một chiếc bàn vững chắc, trải một tấm vải sạch rồi đặt mâm lên.

Bước 2: Sắp xếp mâm lễ

  • Đặt đĩa xôi, bánh kẹo vào giữa mâm, sau đó đặt tiền vàng, muối, gạo ở bên cạnh.
  • Đặt rượu ở phía trước mâm lễ.
  • Nước ngọt, bia đặt bên cạnh phía tay trái mâm lễ.
  • Đèn/nến đặt ở phía bên phải mâm lễ.
  • Đặt lọ hoa, mũ cánh chuồn và sớ khấn bên cạnh mâm.
  • Hương thắp cháy rồi đặt xuống mâm (hoặc bạn có thể cắm vào chén muối/gạo đều được).

Cách Bày Mâm Lễ Mặn

Cách bày mâm cúng lễ mặn ngoài trời chuẩn nhất.

Bước 1: Đặt một chiếc bàn chắc chắn, trải khăn rồi đặt mâm lên.

Bước 2: Sắp xếp đồ lễ

  • Gà: Miệng gà cho ngậm 1 bông hoa hồng đỏ, đặt đĩa gà quay hướng đầu ra phía ngoài vành mâm. Bạn đặt gà vào giữa mâm.
  • Bánh chưng: Bóc bỏ phần lá bánh, cởi bỏ dây, không cắt, đặt bánh bên cạnh đĩa gà.
  • Xôi gấc: Nếu bạn cúng xôi thì đặt thay vị trí của bánh chưng.
  • Giò lụa: Lột bỏ vỏ, cắt thành một khoanh giò (không cắt nhỏ); đặt vào đĩa nhỏ, đặt bên cạnh đĩa bánh chưng.
  • Hoa quả: Đặt phía sau đĩa bánh chưng và gà.
  • Vàng mã, trầu cau đặt trên vành mâm.
  • Gạo, muối cho vào đĩa hoặc chén nhỏ, đặt bên cạnh đĩa hoa quả.
  • Đèn, nến đặt bên cạnh đĩa hoa quả.
  • Rượu, nước đặt trước mâm lễ.
  • Mũ cánh chuồn để bên cạnh hoặc phía sau mâm lễ (nếu mâm còn rộng).
  • Lọ hoa tươi để bên cạnh.
  • Hương thắp cháy có thể cắm vào đĩa xôi, chén gạo hoặc để dưới mâm.

Chuẩn bị lễ vật và tìm hiểu ✨Cách Cúng Cô Hồn 16✨ đúng nhất

Cách Bày Biện Mâm Cỗ Cúng Giao Thừa Ngoài Trời

Khi cúng sang canh ngoài trời (hay cúng giao thừa ngoài trời), bạn có thể cúng mâm lễ chay hoặc mâm lễ mặn đều được. Điều này phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình. Mâm lễ cúng giao thừa ngoài trời chay và mặn gồm những lễ vật như sau:

Mâm lễ cúng giao thừa ngoài trời đồ chay

  • Hoa
  • Tiền vàng mã
  • Đèn/nến
  • Trầu cau
  • Bánh kẹo
  • Hương (3 – 5 nén)
  • 1 chén rượu
  • 1 chén nước
  • Nước ngọt/bia đóng lon
  • Mũ giấy cánh chuồn
  • Sớ cúng quan Hành khiển
  • 1 đĩa xôi
  • 1 đĩa muối
  • 1 đĩa gạo

Mâm lễ cúng giao thừa ngoài trời đồ mặn

  • 1 con gà trống luộc
  • 1 chiếc bánh chưng (hoặc 1 đĩa xôi gấc)
  • 1 khoanh giò lụa
  • 1 đĩa hoa quả
  • Vàng mã
  • Trầu, cau
  • Đèn/nến
  • 1 đĩa gạo
  • 1 đĩa muối
  • 1 chén rượu
  • 1 chén nước
  • 1 mũ cánh chuồn
  • 1 lọ hoa tươi
  • 3 – 5 nén hương

Giới thiệu đến bạn 🔸Cách Bày Mâm Cúng Giỗ🔸 3 miền Bắc, Trung, Nam

Cách Bày Mâm Cúng Tất Niên Ngoài Trời

Gửi đến bạn Cách Bày Mâm Cúng Tất Niên Ngoài Trời chính xác nhất.

Lễ Vật Cúng Tất Niên

Lễ Tất niên thường được các gia đình chuẩn bị trang trọng vào chiều 30 Tết. Sau khi đã vệ sinh nhà cửa, trang hoàng, bày biện ban thờ đầy đủ, con cháu xôm tụ về đông vui.

Lễ vật cũng như mâm cơm cúng Tất niên không nặng về vật chất; tùy theo điều kiện và tâm ý của gia chủ mà chuẩn bị. Thông thường cúng Tất niên cần sắm lễ như sau: Mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng (hoặc bánh tét). Cỗ mặn hoặc chay với đầy đủ các món ăn ngày Tết, được chế biến thơm ngon tinh khiết, bày biện đầy đặn, trang nghiêm.

Mâm Cúng Tất Niên

Mâm cúng tất niên thì sẽ thường chuẩn bị cả 2 mâm cỗ, một mâm cúng trong nhà và một mâm cúng ngoài trời. Tuy nhiên, nếu gia đình bạn không đủ điều kiện thì có thể gộp chung 2 mâm cúng này lại cũng được.

Tất nhiên thì một mâm cỗ tất niên thì gia chủ sẽ phải chuẩn bị chu đáo và thịnh soạn nhất có thể, và tuỳ thuộc vào từng vùng miền mà thực đơn ở trên mâm cúng tất niên sẽ khác nhau.

Và nếu như các gia đình không muốn cúng mâm cỗ tất niên dạng mặn thì cũng có thể cúng tân niên món chay đơn giản nhưng vẫn mang đậm nét truyền thống của mâm cúng tất niên Việt Nam đó là: bánh chưng, xôi, chè.

Ngoài những món ở trên thì ở trong mâm cúng tất niên bạn cũng cần phải chuẩn bị một ít hoa tươi, trái cây tươi và một ít vàng mã.

Mâm cỗ tất niên sẽ được đặt ở một chiếc bàn con ở bên dưới bàn thờ chính và mâm ngũ quả với hoa tươi sẽ được đặt ở trên bàn thờ, và tuyệt đối không nên đặt trước chính giữa bát hương mà bạn nên đặt chúng ở 2 bên bàn thờ.

Khi bạn trưng bày mâm ngũ quả thì bạn cần lưu ý rằng, bạn nên lựa chọn những trái cây thông dụng, sử dụng được và đẹp mắt. Tuyệt đối không được sử dụng các dòng hoa giả hay trái cây giả.

Bài Cúng Tất Niên

Không phải ai cũng đã biết tới một bài văn cúng Tất niên chính xác. Xin giới thiệu các bài văn cúng Tất niên dưới đây để bạn đọc tham khảo:

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Kính lạy: Hoàng Thiên hậu Thổ chư vị tôn Thần.

Ngài Kim niên đương cai Thái tuế chí đức tôn Thần .

Ngài bản cảnh Thành Hoàng chư vị đại Vương .

Ngài bản xứ Thần linh Thổ địa. Ngài định Phúc Táo quân. Các Ngài Địa Chúa Long mạch Tôn Thần và tất cả các Thần linh cai quản trong khu vực này.

Hôm nay là ngày …… tháng Chạp năm ……….

Tín chủ chúng con là: …………………………………………………………………

Ngụ tại: ………………………………………………………………………………….

Trước Án tọa kính cẩn thưa trình: Đông tàn sắp hết, năm kiệt tháng cùng, xuân tiết gần kề, minh niên sắp tới.

Nay là ngày…. Tết, chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm canh cụ soạn, sửa lễ Tất niên, dâng cúng Thiên Địa, Tôn Thần, phụng hiến Tổ tiên, truy niệm chư Linh.

Theo như thường lệ Tuế trừ cáo tế, cúi xin chư vị Tôn Thần, Liệt vị Gia tiên, bản xứ tiền hậu Chủ hương linh, giáng lâm án tọa, phù thùy chứng giám, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho toàn gia, lớn bé trẻ già, bình an thịnh vượng. Độ cho chúng con mọi duyên thuận lợi, công việc hanh thông. Người người được chữ bình an, tháng ngày được hưởng phần lợi lộc. Âm phù – Dương trợ, sở nguyện tòng tâm. Bốn mùa không hạn ách nào xâm, tám tiết có điềm lành tiếp ứng.

Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám …

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Bạn vừa đến với cách bày mâm cúng ngoài trời theo phong tục của người Việt. Đừng quên chia sẻ bài viết này để mọi người hiểu rõ và thực hiện đúng hơn nhé.

Viết một bình luận