Mâm Cúng Giao Thừa Ngoài Trời ❤️ Cách Bày Lễ Cúng, Mâm Cơm

Mâm Cúng Giao Thừa Ngoài Trời ❤️ Cách Bày Lễ Cúng, Mâm Cơm ✔️ Sự khác biệt về cách chuẩn bị đồ cúng của miền Nam và miền Bắc.

Sắm Lễ Cúng Giao Thừa Ngoài Trời

Trong ngày cuối cùng của năm, bên cạnh mâm cúng Tất niên thì các gia đình thường không quên chuẩn bị cả một mâm cúng Giao thừa để “tống cựu, nghênh tân”, tạm biệt năm cũ, chào đón năm mới và thành tâm dâng lên Tổ tiên, thần linh những lễ vật để tỏ lòng tôn kính.

Mặc dù vậy, cúng Giao thừa vào lúc nào thì không phải ai cũng biết. Nhiều người cho rằng đến thời điểm Giao thừa (12 giờ đêm 30 Tết) thì gia đình thắp hương cầu cúng mong muốn những điều tốt lành sẽ đến trong một năm là xong. Nhưng thực tế, theo đúng phong tục thì quan niệm cúng Giao thừa như vậy còn thiếu rất nhiều nghi lễ.

Lễ cúng Giao thừa còn gọi là lễ Trừ tịch, mang ý nghĩa trừ tà xua ma, đón nhận những điều tươi sáng và hy vọng. Lễ cúng Giao thừa là một trong những lễ cúng quan trọng nhất trong Tết Nguyên Đán, bao gồm hai lễ là lễ cúng trong nhà và cúng ngoài trời. Theo phong tục của người Việt Nam, lễ cúng Giao thừa thường được cử hành khi kết thúc giờ Hợi ngày 30, sang giờ Tý mở đầu ngày mồng Một Tết, tức là khoảng từ 12h đêm 30 Tết đến 1 giờ sáng ngày mùng 1 Tết.

Mâm cúng giao thừa ngoài trời
Mâm cúng giao thừa ngoài trời

Mâm Cơm Cúng Giao Thừa

Bên cạnh việc cúng Giao thừa vào lúc nào thì việc chuẩn bị mâm cúng Giao thừa ngoài trời gồm những gì cũng là điều mà rất nhiều người chưa biết. Thông thường, để tiến hành cúng Giao thừa ngoài trời, mâm cúng sẽ bao gồm các lễ vật: Hương, đèn/nến, trà, rượu, hoa quả, bánh kẹo, cỗ chay hoặc cỗ mặn, tùy điều kiện của từng gia đình mà sắm sửa.

Tuy nhiên, vẫn có những món đồ đã trở thành truyền thống, hầu như gia đình cũng sử dụng như cặp bánh chưng, gà lễ (gà lễ phải là gà trống tơ chưa đạp mái), đĩa xôi gấc. Mâm cúng Giao thừa ngoài trời không cần quá cầu kì như mâm cúng Giao thừa trong nhà nhưng vẫn cần phải được chuẩn bị với lòng thành, chế biến sạch sẽ và trình bày gọn gàng.

Giải mã những lễ vật cần có trong 🍁Mâm Lễ Tết Đoan Ngọ🍁 mùng 5 tháng 5

Lễ Vật Cúng Giao Thừa

Các gia đình làm 2 mâm cúng – cúng quan thần và gia tiên. Trong đó, mâm cúng quan thần sẽ được đặt ở ngoài trời, nhằm tiễn người nhà trời đã cai quản hạ giới và đón vị mới xuống tiếp tục công việc này nên thường thể hiện lòng thành kính. Theo dân gian, gia chủ cần thực hiện việc cúng bái bên ngoài trời trước khi làm lễ cúng giao thừa trong nhà.

Mâm cỗ cúng giao thừa truyền thống gồm có các lễ vật: Thủ lợn hoặc gà luộc, bánh chưng, mứt kẹo, trầu cau, hoa, quả, nước hoặc rượu và vàng mã. Trên hương án có bình hương, hai ngọn đèn dầu hoặc hai ngọn nến.

Mâm cỗ cúng ngoài trời đêm giao thừa bao gồm:

  • Mâm ngũ quả
  • Hương (nên là 3 cây nhang to)
  • Hoa
  • Đèn/nến
  • Trầu cau
  • Muối gạo
  • Trà rượu
  • Quần áo mũ nón thần linh
  • Thủ lợn luộc
  • Gà trống luộc
  • Xôi
  • Bánh Chưng

Cách Bày Mâm Cúng Giao Thừa Ngoài Trời

Cách bày mâm cúng giao thừa ngoài trời: Gia chủ nên đặt mâm lễ ở hướng Nam tượng trưng cho Hỷ thần, còn hướng Đông sẽ tượng trưng cho thần tài.

Cách Bày Mâm Lễ Chay

Cách bày mâm lễ chay qua từng bước cụ thể.

Bước 1: Chuẩn bị một chiếc bàn vững chắc, trải một tấm vải sạch rồi đặt mâm lên.

Bước 2: Sắp xếp mâm lễ

  • Đặt đĩa xôi, bánh kẹo vào giữa mâm, sau đó đặt tiền vàng, muối, gạo ở bên cạnh.
  • Đặt rượu ở phía trước mâm lễ.
  • Nước ngọt, bia đặt bên cạnh phía tay trái mâm lễ.
  • Đèn/nến đặt ở phía bên phải mâm lễ.
  • Đặt lọ hoa, mũ cánh chuồn và sớ khấn bên cạnh mâm.
  • Hương thắp cháy rồi đặt xuống mâm (hoặc bạn có thể cắm vào chén muối/gạo đều được).

Cách Bày Mâm Lễ Mặn

Cách bày mâm cúng lễ mặn giao thừa ngoài trời chuẩn phong tục.

Bước 1: Đặt một chiếc bàn chắc chắn, trải khăn rồi đặt mâm lên.

Bước 2: Sắp xếp đồ lễ

  • Gà: Miệng gà cho ngậm 1 bông hoa hồng đỏ, đặt đĩa gà quay hướng đầu ra phía ngoài vành mâm. Bạn đặt gà vào giữa mâm.
  • Bánh chưng: Bóc bỏ phần lá bánh, cởi bỏ dây, không cắt, đặt bánh bên cạnh đĩa gà.
  • Xôi gấc: Nếu bạn cúng xôi thì đặt thay vị trí của bánh chưng.
  • Giò lụa: Lột bỏ vỏ, cắt thành một khoanh giò (không cắt nhỏ), đặt vào đĩa nhỏ, đặt bên cạnh đĩa bánh chưng.
  • Hoa quả: Đặt phía sau đĩa bánh chưng và gà.
  • Vàng mã, trầu cau đặt trên vành mâm.
  • Gạo, muối cho vào đĩa hoặc chén nhỏ, đặt bên cạnh đĩa hoa quả.
  • Đèn, nến đặt bên cạnh đĩa hoa quả.
  • Rượu, nước đặt trước mâm lễ.
  • Mũ cánh chuồn để bên cạnh hoặc phía sau mâm lễ (nếu mâm còn rộng).
  • Lọ hoa tươi để bên cạnh.
  • Hương thắp cháy có thể cắm vào đĩa xôi, chén gạo hoặc để dưới mâm.

Tiết lộ cách chuẩn bị và trình bày 🍃Mâm Cúng Động Thổ Xây Nhà Đơn Giản🍃

Lễ Cúng Ngoài Trời Đêm Giao Thừa

Một số lưu ý khi chuẩn bị mâm cúng giao thừa ngoài trời bạn cần biết.

  • Thời gian khấn sang canh tốt: Khoảng 23 giờ đêm ngày 30/31 tháng 12 Âm lịch đến 1 giờ sáng ngày mồng 1 Tết. Giờ cúng đẹp nhất là 0 giờ đêm giao thừa.
  • Bạn nên cúng giao thừa ngoài trời trước, cúng các quan Hành khiển rồi xin phép vào cúng gia tiên trong nhà.
  • Bạn có thể cúng đồ chay hoặc đồ mặn tùy vào điều kiện.
  • Để thủ tục làm lễ cúng giao thừa ngoài trời đúng, chuẩn nhất thì bạn nên cúng theo bài cúng giao thừa, tuyệt đối không cúng nôm na.

Khi cúng giao thừa ngoài trời cần chú ý:

  • Trang phục chỉnh tề, gọn gàng tươm tất.
  • Nói phát ra tiếng, không nói quá to hoặc quá nhỏ. Khi cúng cần thành tâm, không vừa cúng vừa nói chuyện riêng.
  • Phụ nữ mang thai không nên làm lễ cúng, người cúng nên là gia chủ (đàn ông).

Cúng Giao Thừa Ngoài Trời Gà Quay Hướng Nào

Tương truyền mỗi năm Ngọc Hoàng lại thay toàn bộ quan quân trông nom việc hạ giới. Do vậy, gà cúng giao thừa nên quay đầu ra đường để tiễn các ngài Hành Khiển năm cũ và đón Hành Khiển năm mới.

Song lý giải việc cúng giao thừa gà quay hướng nào có ý kiến khác cho rằng gà nên đặt quay đầu vào trong bát hương với tư thế “con gà biết kêu, biết gáy, đang chầu”. Nghĩa là gà sẽ há miệng, cánh duỗi, chân quỳ. Thực tế, phần đông người dân lại chọn gà quay đầu về bát hương không tốt đẹp bằng quay ra ngoài vì phao câu chổng trước mặt.

Trước sự tranh cãi gà cúng giao thừa quay đầu ra hay vào, các chuyên gia nghiên cứu văn hóa dân gian hay phong thủy cho biết: gà đặt hướng nào cũng được, chỉ cần đủ thành tâm. Bởi vì trong tín ngưỡng thờ cúng thần linh từ hàng ngàn năm trước, người xưa chỉ thờ có duy nhất một miếng thịt, chỉ khi cuộc sống dư giả đủ đầy họ mới cúng cả con gà.

Hướng dẫn cách chuẩn bị 🌌Mâm Cỗ Cúng Thanh Minh🌌 ngoài mộ và trong nhà

Cúng Giao Thừa Ngoài Trời Quay Hướng Nào

Các gia đình nên chuẩn bị một chiếc bàn lớn đủ rộng, trên bàn có thể trải thêm khăn hoặc vải sạch để bày mâm lễ cúng giao thừa, cùng với đó có thể trải thêm khăn hoặc vải sạch bên dưới, giúp nơi cúng giao thừa đẹp hơn và bày tỏ được sự trân trọng đối với các vị thần.

Khi cúng giao thừa ngoài trời, bạn không cần phải chuẩn bị bát hương mà chỉ cần một bát gạo để cắm hương là được. Mâm cúng giao thừa thường được đặt theo hướng Bắc hoặc hướng Đông. Theo quan niệm dân gian, hướng Bắc là hướng của Thượng Đế, còn hướng Đông là hướng cúng Thiên Tử. Vì vậy, các gia đình có thể đặt theo một trong hai hướng Bắc hoặc hướng Đông, sao cho phù hợp nhất với vị trí nhà của gia đình mình.

Mâm Cúng Giao Thừa Ngoài Trời Gồm Những Gì

Mâm lễ cúng giao thừa ngoài trời đồ chay gồm những gì cơ bản nhất.

  • Hoa
  • Tiền vàng mã
  • Đèn/nến
  • Trầu cau
  • Bánh kẹo
  • Hương (3 – 5 nén)
  • 1 chén rượu
  • 1 chén nước
  • Nước ngọt/bia đóng lon
  • Mũ giấy cánh chuồn
  • Sớ cúng quan Hành khiển
  • 1 đĩa xôi
  • 1 đĩa muối
  • 1 đĩa gạo

Bật mí ❀Cách Xếp Quần Áo Cúng Chúng Sinh❀ trong lễ cúng cô hồn

Mâm Cúng Giao Thừa Ngoài Trời Năm 2021

Gia chủ chuẩn bị mâm lễ cúng giao thừa ngoài trời gồm những lễ vật sau:

  • Mâm ngũ quả
  • Nhang (nên là 3 cây nhang to)
  • Hoa
  • Đèn/nến
  • Trầu cau
  • Muối gạo
  • Trà rượu
  • Quần áo mũ nón thần linh
  • Thủ lợn luộc
  • Gà trống luộc
  • Xôi
  • Bánh chưng

Trong đó, gia chủ cần đặc biệt chú ý đến con gà trống luộc. Nên chọn gà trống mới bắt đầu tập gáy, chưa đạp mái, khỏe mạnh, mỏ vàng, mào cờ, chân gà màu vàng. Nếu không có nhiều điều kiện thì chuẩn bị đơn giản, chỉ cần thể hiện lòng thành đối với các bậc thần linh, ông bà gia tiên.

Mâm Cúng Giao Thừa Ngoài Trời Có Những Gì

Vào đúng giờ Tý (23 giờ ngày 30 Tết), các gia đình đặt mâm cúng trước cửa nhà. Nếu gia đình ở chung cư, đặt mâm cúng ở ban công hoặc tại sảnh lớn của tòa nhà mình ở. Sau khi đặt ngay ngắn mâm cúng, gia chủ tiến hành nghi thức cúng tiễn đưa thần cũ, đón thần mới, hy vọng về một năm mới an khang, thịnh vượng.

Mâm cúng giao thừa trong nhà cũng bao gồm những lễ vật như mâm cúng ngoài trời. Ngoài ra còn có mâm ngũ quà, trầu cau, tiền vàng, bánh kẹo, mứt tết. Mâm cỗ mặn sẽ đặt bên dưới bàn thờ hoặc ở bàn khác, không bày lên bàn thờ.

Sau khi cung kính bày lễ, đặt xong mâm cúng, người lớn tuổi nhất trong gia đình ăn mặc chỉnh tề, xúc miệng rượu thơm, đốt đèn nến, thắp hương thơm và thành kính lễ Giao thừa trong nhà, khấn thần linh và mời tiền nhân về ăn Tết cùng con cháu.

Lễ cúng giao thừa cần hoàn thành trước 1 giờ ngày mùng 1 Tết. Các gia đình nên có sự chuẩn bị kĩ lưỡng để lễ cúng diễn ra thong thả, đúng nghi thức và cùng hướng đến một năm mới Kỷ Hợi nhiều phúc lộc, bình an.

Gợi ý đến bạn nội dung liên quan về ꕤMâm Cúng Chúng Sinhꕤ theo vùng miền

Mâm Cúng Giao Thừa Ngoài Trời Miền Bắc

Với người miền Bắc, mâm cỗ cúng Giao thừa cũng có các món ăn trong đời sống hàng ngày như bánh chưng, giò chả, đĩa xào, bát canh, …

Những món ăn này không cần quá cầu kỳ. Nhưng phải sạch và chỉ cần một chút để bày cho đẹp. Đặc biệt, mâm cúng không thể thiếu một con gà trống luộc.

Mâm Cúng Giao Thừa Ngoài Trời Và Trong Nhà

Cúng giao thừa trong nhà chính là lễ cúng tổ tiên nhằm cầu xin những điều tốt lành sẽ đến với gia đình trong năm mới.

Lễ vật cúng giao thừa trong nhà gồm: mâm ngũ quả, hương, hoa, đèn nến, bánh kẹo, mứt tết, rượu, bánh chưng, giò/chả hoặc thịt gà, xôi gấc.

Bật mí cách bày ☯Mâm Cúng Cô Hồn Mùng 2 16☯ hàng tháng

Mâm Cúng Giao Thừa Ngoài Trời Đơn Giản Nhất

Tuvihangngay.vn chia sẻ một số hình ảnh mâm cúng giao thừa ngoài trời đơn giản nhất.

Mâm cúng giao thừa ngoài trời đơn giản
Mâm cúng giao thừa ngoài trời đơn giản
Lễ cúng giao thừa ngoài trời không cần quá cầu kỳ
Lễ cúng giao thừa ngoài trời không cần quá cầu kỳ
Gửi bạn hình ảnh mâm cúng giao thừa
Gửi bạn hình ảnh mâm cúng giao thừa
Gợi ý làm mâm cúng giao thừa nhẹ nhàng
Gợi ý làm mâm cúng giao thừa nhẹ nhàng

Mâm Cúng Giao Thừa Ngoài Trời Miền Nam

Ở miền Nam, mâm cỗ Giao thừa thường có nhiều đồ nguội do thời tiết nắng nóng như:

  • Đĩa ngũ quả, hoa vạn thọ, hai cây nến, lư hương, giấy tiền vàng bạc và một trái dừa tươi đã chặt sẵn.
  • Nếu đầy đủ hơn thì gia chủ nên chế biến thêm thủ lợn luộc, gà luộc, xôi, bánh chưng, chè….

Việc chuẩn bị mâm cúng giao thừa ngoài trời cũng không kém phần quan trọng so với mâm cúng trong nhà. Bạn lưu ý và thực hiện theo để không phạm phải điều kiêng kỵ nhé.

Viết một bình luận