Bát Quái ❤️ Càn Khảm Cấn Chấn Tốn Ly Khôn Đoài

Bát Quái ❤️ Càn Khảm Cấn Chấn Tốn Ly Khôn Đoài ✔️ Tìm hiểu ý nghĩa các cung mệnh theo phong thủy, thủ tục treo gương bát quái chuẩn nhất.

Bát quái có liên quan đến triết học thái cực và ngũ hành và cả ba đều của Kinh Dịch. Các mối quan hệ giữa các quẻ được thể hiện trong hai đồ hình là Tiên Thiên Bát Quái (先天 八卦) hay còn gọi là Phục Hy bát quái (伏羲 八卦).

Gợi ý đến bạn một số bài viết liên quan đến vận mệnh tử vi phong thủy tại Tuvihangngay.vn,

Bát Quái Là Gì

Bát quái (chữ Hán: 八卦, bính âm: Bagua; Wade-Giles: pakua; Peh-oe-ji: pat-Koa, nghĩa là “tám biểu tượng”) là 8 quẻ được sử dụng trong vũ trụ học Đạo giáo như là đại diện cho các yếu tố cơ bản của vũ trụ, được xem như là một chuỗi tám khái niệm có liên quan với nhau.

Giải bát quái
Giải bát quái

Mỗi quẻ gồm ba hàng, mỗi hàng là nét rời (hào âm) hoặc nét liền (hào dương), tương ứng đại diện cho âm hoặc dương.

Bát quái có liên quan đến triết học thái cực và ngũ hành và cả ba đều của Kinh Dịch. Các mối quan hệ giữa các quẻ được thể hiện trong hai đồ hình là Tiên Thiên Bát Quái (先天 八卦) hay còn gọi là Phục Hy bát quái (伏羲 八卦). Và Hậu Thiên Bát Quái (後天 八卦) hay còn gọi là Văn Vương bát quái. Bát quái được ứng dụng trong thiên văn học, chiêm tinh học, địa lý, phong thủy, giải phẫu học, gia đình, và những lĩnh vực khác.

Kinh Dịch của Trung Quốc cổ đại có 64 quẻ được tạo ra từ cách bắt cặp 8 quẻ của bát quái. Và có những lời bình giải cho từng quẻ này.

Hình Bát Quái Chuẩn

Mời bạn tham khảo hình ảnh bát quái chuẩn xác nhất.

Xem vận mệnh qua bát quái
Xem vận mệnh qua bát quái

Càn Khảm Cấn Chấn Tốn Ly Khôn Đoài

Nhìn chung, nói về Phong Thủy ở Việt Nam, thì học thuyết Bát Trạch đã ăn sâu vào tư tưởng của con người Việt Nam. Câu nói cửa miệng điển hình của học thuyết này là: “Tôi tuổi này…hợp hướng nào?”.

Nền tảng luận đoán của Bát Trạch dựa trên sự tương hợp hay xung khắc giữa 2 nhóm Đông – Tây tứ trạch. Bát là tám, Trạch là nhà.

Như vậy Bát Trạch là gồm 8 loại nhà được chia thành 2 nhóm, 4 loại nhà Đông và 4 loại nhà Tây. Dựa theo năm sinh mà cũng phân thành 8 loại người được chia thành 2 nhóm, 4 loại người Đông và 4 loại người Tây. Điều kiện lý tưởng nhất là người Đông ở nhà Đông, người Tây ở nhà Tây. Ngược lại thì là không tốt.

Cơ bản Bát Quái gồm tám quẻ: Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài.

Được ứng dụng lại như sau:

  • Càn: bố Khôn: mẹ
  • Chấn: anh trưởng Tốn: chị trưởng
  • Khảm: anh kế Ly: chị kế
  • Cấn: em trai út Đoài: em gái út
  • Thông thường mối quan hệ trong gia đình sẽ như sau:
  • Bố (Càn) rất thương cô con gái rượu (con út – Đoài).
  • Mẹ (Khôn) rất thương đứa con trai út (Cấn).
  • Cô em kế mới lớn (Ly) thì rất nghe lời người anh cả năng động (Chấn). [chê bố mẹ già không hiểu tâm lýmới của con trẻ]
  • Vậy nên chị (Tốn) bảo ban được cho em kế (Khảm). [chê bố mẹ già không năng động như con trẻ

Xem tử vi thiên tướng 💛Mệnh Thiên Đồng💛 đầy đủ nhất

Cung Càn

Cung Càn thuộc hành Kim, mang ý nghĩa: băng tuyết, nước đá, vàng. Trong Dịch lý: Càn có nghĩa là Thiên, mang đức cứng rắn, ý sáng suốt, tâm đức sáng ngời.

  • Địa lý: hợp hướng Tây bắc, nơi đất cao ráo, cảnh đẹp.
  • Người: chủ về địa vị cao sang, cha, chú, chồng, đại nhân (nhân sĩ, trí thức), phú gia (có tiền của), phú quý (có chức vị, có tên tuổi lớn trong xã hội) và người già.
  • Tính tình: quả quyết, hay manh động, cứng đầu.
  • Thời gian: thích hợp mùa Thu, năm tháng ngày giờ Thân – Dậu hay thuộc Ngũ Kim, chủ vào Thân. Kim vượng vào mùa Thu suy ở mùa Hạ.
  • Nhà cửa: nên xây nhà cao cửa rộng về hướng Tây Bắc (Càn) được cung Phục Vị, hướng chính Tây (Đoài) cung Sinh Khí, hướng Đông Bắc (Cấn) cung Thiên Y và hướng Tây Nam (Khôn) cung Phúc Đức.
  • Hôn nhân, gia đạo: cung Càn chủ về tuổi Thân thuộc quý quan, lấy người có tên tuổi tiếng tăm vào mùa Thu sẽ thành, mùa Hạ, Đông bất lợi. Đề phòng tai ương và bất hòa trong gia đạo vào Hạ, Đông, mùa Xuân có tin vui đến.
  • Ăn uống: hợp thịt ngựa, loại cá có nhiều xương, gan, phổi, thịt xông khói, đầu gia súc, những chất cay và trái cây.
  • Sinh sản: dễ sinh quý tử vào mùa Thu, sinh mùa Hạ sẽ hao tài. Sắp sinh nên đi về hướng Tây Bắc trước.

Cung Khảm

Cung Khảm thuộc hành Thủy, mang ý nghĩa: Mưa, mặt trăng, tuyết rơi, sương mù, rượu. Trong Dịch Lý, cung Khảm là Thủy, có nghĩa hay lý sự, mưu gian, hoạn nạn.

  • Địa lý: hợp nơi chính Bắc nơi sông hồ, khe rạch, suối, giếng nước, những nơi đất ẩm thấp, sình lầy.
  • Người: chủ về thứ nam (ở giữa), người giang hồ, người sống trên ghe thuyền, trộm đạo.
  • Tính tình: bề ngoài tỏ ra mềm mỏng nhưng trong lòng đầy kế gian. Thường mượn gió bẻ măng, lòng đầy ích kỷ và nham hiểm.
  • Thời gian: thuộc mùa Đông tháng 11, hợp năm tháng ngày giờ Hợi, Tý. Ngày tháng 1 và 6. Thủy vượng mùa Đông suy các tháng Thìn, Tuất, Sửu, Mùi.
  • Nhà cửa: nhà hướng về chính Bắc (Khảm) được cung Phục Vị, ở gần nơi có nước. Nếu ở nhà sàn, nhà thủy tạ hay ở gần sông biển, nơi ẩm thấp sẽ tốt. Hướng Đông Nam (Tốn) cung Sinh Khí, hướng chính Nam (Ly) cung Phúc Đức và hướng chính Đông (Chấn) cung Thiên Y.
  • Hôn nhân, gia đạo: người thứ nam có tài lộc khi lấy vợ hay gái Khảm lấy được thứ nam. Nam nên ở rể hay ở riêng về hướng Bắc. Hôn sự có làm lễ thú phạt mới bền vững. Không nên cưới hỏi, đề phòng trộm cướp, gặp ám muội làm gia đạo xào xáo bất hòa vào những tháng Tứ Mộ Thìn, Tuất, Sửu, Mùi.
  • Ăn uống: heo, cá, hải sản, thức ăn lạnh hay nguội, thức ăn có máu (huyết bò, huyết heo…), trái cây có hột, vật sống dưới nước, nhiều xương.

Tra cứu vũ khúc 🔰Mệnh Phá Quân🔰 trọn bộ nam nữ

Cung Cấn

Cung Cấn thuộc hành Thổ, mang ý nghĩa như sau: Mây mù, khí bốc lên từ núi, đá. Trong Dịch Lý : Cấn có nghĩa là Sơn tức núi đá, trì trệ, nhưng có tâm đức, nơi yên tĩnh.

  • Địa lý: hợp hướng Đông Bắc, gần vách núi, gò động, các nơi chôn cất (nghĩa trang).
  • Người: hợp thứ nam (út), người nhàn rỗi, người ở núi.
  • Tính tình: tiến thối không nhất quán, tâm tính tráo trở, thích nơi vắng vẻ, tĩnh mịch.
  • Thời gian: thuộc tháng Đông Xuân tháng chạp, năm tháng ngày giờ Sửu, Mùi hay thuộc Thổ. Ngày thích hợp 7, 5 và 10 âm lịch. Thổ vượng những tháng Tứ Mộ Thìn, Tuất, Sửu, Mùi, suy vào mùa Xuân.
  • Nhà cửa: nhà thuộc hướng Đông Bắc (Cấn) được cung Phục Vị, gần núi đá, gần đường lô, đường cái. Hướng Tây Nam (Khôn) cung Sinh Khí. Hướng chính Tây (Đoài) cung Phúc Đức và hướng Tây Bắc (Càn) cung Thiên Y.
  • Hôn nhân, gia đạo: khó thành tựu khi còn trẻ. Nên lấy nhau khi quá tuổi 30 mới có hôn nhân bền vững. Có lợi khi lấy thứ nam, lấy người ở xa nơi chôn nhau cắt rún sẽ tốt duyên. Mùa Xuân không nên cưới hỏi, trong gia đạo thường lo lắng, có bất hòa, gây trở ngại công việc.
  • Ăn uống: những gì sống từ đất, thịt loài thú ngoài gia cầm. Măng tre ở đồng, các món ăn thuộc đồng quê.
  • Sinh sản: sinh khó có ách nạn nguy hiểm. Không nên sinh vào mùa Xuân, khi sinh đi hướng Đông Bắc sẽ có lợi.

Cung Chấn

Cung Chấn thuộc hành Mộc, mang ý nghĩa: Sấm sét, thảo mộc. Trong Dịch Lý : Chấn tức là Lôi, có nghĩa dũng mãnh, khí phách, thành công.

  • Địa lý: hợp hướng chính Đông, nơi chợ búa, đường cái, cây cối tươi tốt.
  • Người: chủ về trưởng nam, tướng to lớn hiếu động.
  • Tính tình: hay giận dỗi, thường hoang mang kinh sợ, nhưng nóng nảy, manh động, năng nổ.
  • Thời gian: hợp mùa Xuân tháng 3, hợp năm tháng ngày giờ Dần, Mão hay thuộc Mộc, chủ vào Dần. Mộc vượng mùa Xuân suy ở mùa Thu.
  • Nhà cửa: nhà hướng về chính Đông (Chấn) được cung Phục Vị. Gần những nơi có nhiêu cây côi (rừng, công viên), nên có gác gô. Hướng chính Nam (Ly) cung Sinh Khí, hướng Đông Nam (Tốn) cung Phúc Đức và hướng chính Bắc (Khảm) cung Thiên Y.
  • Hôn nhân, gia đạo: vợ chồng có thanh danh theo các cung mệnh hợp : Khảm, Chấn, Tốn, Ly. Nhưng thường lo sợ viễn vông. Cưới gả cho trưởng nam được lợi. Mùa Thu không nên cưới hỏi.
  • Ăn uống: thích ăn móng các động vật, thịt rừng, các loài sống trên cây, ăn tái, trái cây có vị chua.
  • Sinh sản: thường sẩy thai vì tâm hay hoang mang lo sợ, sinh con so thường sinh nam. Mùa Xuân tốt, mùa Thu không nên sinh đẻ, có sinh đi về hướng Đông. – Cầu tài lộc: hướng về Đông nơi có cây nhiều, không nên đến nơi náo động.

Bảng tra và cách tính 🔮Cung Phi Bát Trạch🔮 cực chuẩn xác

Cung Tốn

Cung Tốn thuộc hành Mộc, mang ý nghĩa: Gió, cái quạt, tươi tốt, thuận chiều. Trong Dịch lý: gọi Tốn là Phong, có nghĩa tươi tốt, chịu phục tùng.

  • Địa lý: hợp hướng Đông Nam, nơi cỏ cây tươi tốt, như vườn rau, vườn cây trái.
  • Người: chủ về trưởng nữ, tu sĩ, quả phụ.
  • Tính tình: nhu hòa nhưng bất định kiến (không ý kiến), vui vẻ xởi lởi hay khuyên dạy người khác.
  • Thời gian: cuối Xuân đầu Hạ tháng 3, năm tháng ngày giờ Dần, Mão hoặc thuộc Mộc, chủ vào Mão. Mộc vượng mùa Xuân suy ở mùa Thu.
  • Nhà cửa: nhà hướng về Đông Nam (Tốn) được cung Phục Vị. Nơi gần chùa, đình, miếu, nhà nên có gác gỗ vườn hoa, hoặc nơi rừng cây xanh càng tốt. Hướng chính Bắc (Khảm) cung Sinh Khí, hướng chính Đông (Chấn) cung Phúc Đức và hướng chính Nam (Ly) cung Thiên Y.
  • Hôn nhân, gia đạo: cưới trưởng nữ được lợi, công danh tấn phát. Mùa Thu không nên cưới, mùa xuân nhiều tài lộc. Vợ chồng cùng đồng tâm hiệp lực trong kinh doanh có gia đình yên ổn, hạnh phúc.
  • Ăn uống: hợp thịt gà, vịt, thức ăn trên bộ, thủy sản hợp với cá đồng, rau, quả và các vị chua.
  • Sinh sản: dễ sinh, con đầu lòng thường là nữ. Mùa Thu tốt khi có thai, có sinh đi về hướng Đông Nam.

Cung Ly

Cung Ly thuộc hành Hỏa, mang ý nghĩa: lửa, mặt trời, tia chớp, cái bóng, cây khô, ấn tín. Trong Dịch lý : Ly có nghĩa là Hỏa, là sự sáng suốt, trí tuệ, văn minh và hào nhoáng.

  • Địa lý: hợp hướng chính Nam, nơi có đất cao và khô, hay hướng lò bếp đang hoạt động.
  • Người: chủ về thiếu nữ (vai thứ), người có bụng to, người có tật ở mắt, có chức vị cao.
  • Tính tình: thông minh tài giỏi, nhưng hay nóng nảy, thích kết giao những người có chất nghệ sĩ, giỏi về thư từ.
  • Thời gian: hợp tháng 5 và những năm tháng ngày giờ Tỵ, Ngọ hay thuộc Hỏa. Nhưng Hỏa vượng vào mùa Hạ sẽ suy vào mùa Đông.
  • Nhà cửa: nhà hướng về chánh Nam (Ly) được cung Phục Vị, nơi sáng sủa mặt trời rọi nóng. Hướng chính Đông (Chấn) được cung Sinh Khí, hướng chính Bắc (Khảm) được cung Phúc Đức và hướng Đông Nam (Tốn) được cung Thiên Y, những hướng còn lại đều xấu.
  • Hôn nhân, gia đạo: có cưới hỏi nên cưới gái thứ tránh trưởng nữ, còn gái Ly không nhất thiết lấy thứ nam, nếu là gái Ly là thứ nữ lấy chồng các cung Khảm, Chấn, Tốn rất tốt. Hỏi cưới tốt vào mùa Hạ, mùa Đông sẽ bất lợi. Việc hôn nhân của người mệnh Ly thường tiền hung hậu kiết.
  • Ăn uống: nên ăn những món được nấu, chiên, nướng trên bêp, tránh đô nguôi lạnh.

Tra cứu trọn bộ tử vi 🌌Mệnh Thất Sát🌌 dành cho nam nữ

Cung Khôn

Cung Khôn thuộc hành Thổ, mang ý nghĩa như sau: mây u ám, khí mù, nhà kho, chợ búa. Trong Dịch Lý : Khôn là Địa tức đất, nhún nhường khiêm tốn, cưu mang (như câu “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”).

  • Địa lý: hợp hướng Tây Nam nơi bình nguyên, có làng xã (thị trấn) đông dân.
  • Người: chủ về mẹ vợ, bà lão, người nông dân, người đồng hương, người có bụng bự, nhân chứng.
  • Tính tình: nhu mì, nhân hậu nhưng hẹp hòi, ích kỷ, nhu nhược trước mọi người.
  • Thời gian: hợp những tháng Tứ Mộ Thìn, Tuất, Sửu, Mùi, năm tháng ngày giờ Thìn, Tuất. Ngày tháng hợp : 5 – 8 – 10. Vượng tháng Tứ mộ suy vào mùa Xuân
  • Nhà cửa: xây dựng nhà trệt, nền đất, về hướng Tây Nam (Khôn) được cung Phục Vị, nơi yên tĩnh có khoảng trống rộng rãi chung quanh. Hướng Đông Bắc (Cấn) cung Sinh Khí, hướng Tây Bắc (Kiền) cung Phúc Đức và hướng chính Tây (Đoài) cung Thiên Y.
  • Hôn nhân, gia đạo: vợ chồng đồng cung có lộc mang đến, âm thịnh nhưng hạnh phúc; hoặc cưới gả với người góa vợ góa chồng. Mùa Xuân không có lợi trong cưới hỏi.
  • Ăn uống: thịt trâu, bò, thú nuôi ở đất, thức ăn uống có vị ngọt, những món đồng quê (khoai lang, bắp nướng, cá lóc nướng trui, bún sáo măng…).
  • Sinh sản: dễ sinh con. Mùa Xuân có tổn thất hay bất lợi cho cha mẹ, có sinh đi về hướng Tây Nam.

Cung Đoài

Cung Đoài thuộc hành Kim, mang ý nghĩa: ao đầm, mưa dầm, trăng non, tinh tú, giấy bút, nhạc khí. Trong Dịch Lý : Đoài có nghĩa là Trạch (đầm, ao cạn), miệng lưỡi.

  • Địa lý: hợp hướng chính Tây, chỗ ao đầm, nơi tiếp giáp với nước, ao sụp lở, giếng bỏ hoang, núi lỡ, gò đất sụp, nơi nước mặn không nhiều cây cối.
  • Người: chủ về thiếu nữ (gái út), thiếp (vợ bé), người phục dịch (nhân viên dưới quyền), kỹ nữ, thầy bói.
  • Tính tình: vui vẻ nhưng hay gặp tiếng thị phi, do miệng nói không suy nghĩ, thích lý luân tranh cãi, thích ăn uống. Sống có hậu.
  • Thời gian: thích hợp mùa Thu tháng tám âm lịch, năm tháng ngày giờ Thân, Dậu. Kim vượng vào mùa Thu suy ở mùa Hạ.
  • Nhà cửa: ở về hướng chính Tây (Đoài) được cung Phục Vị, gần ao hồ, hướng Tây Bắc (Càn) được Sinh Khí, hướng Đông Băc (Cấn) cung Phúc Đức và hướng Tây Nam (Khôn) cung Thiên Y.
  • Hôn nhân, gia đạo: thường bất thành nhưng mùa Thu sẽ tốt, có tin hỉ sự, cưới hỏi thành công, nhất là cưới vợ; không nên tiến hành vào mùa Hạ. Trong gia đạo đề phòng có bất hòa, khẩu thiệt những tháng Kim suy.
  • Ăn uống: thích thịt dê, vật nuôi trong ao hồ như cá, vịt, tôm, cua, những vật cay. – Sinh sản: bất lợi vào mùa Hạ, phòng hư sẩy thai, sinh khó, mùa Thu tốt, khi sinh đi về hướng chính Tây.
  • Sinh sản: bất lợi vào mùa Hạ, phòng hư sẩy thai, sinh khó, mùa Thu tốt, khi sinh đi về hướng chính Tây.

Giải mã tử vi trọn đời mệnh ✾Thạch Lựu Mộc✾ hay nhất

Ý Nghĩa Bát Quái Phong Thủy

Gương bát quái là một vật phẩm phong thủy có thể thu hút được nhiều nguồn năng lượng tích cực của vũ trụ. Chính vì vậy mà nó mang rất nhiều ý nghĩa phong thủy tốt đẹp.

Đặc biệt với những ngôi nhà có vị trí xây dựng ở gần cầu cống, nghĩa địa. Cầu vượt, ngã ba, có cây lớn lâu năm ở trước cửa nhà…. được cho là những hung khí có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như con đường tài lộc của mọi người trong nhà. Việc sử dụng gương bát quái đúng cách sẽ giúp hóa giải mọi điều không may mắn này, giúp mọi người trong gia đình phấn chấn, khỏe mạnh và thu hút nhiều cát khí cho ngôi nhà.

Mặc dù gương bát quái là vật phẩm phong thủy có thể ngăn chặn hung khí và thu hút cát khí cho gia đình bạn. Nhưng nếu sử dụng không đúng cách và đặt gương ở những vị trí không phù hợp, có thể dẫn đến những hậu quả xấu. Đặc biệt là cần tránh đặt gương bát quái ở văn phòng làm việc hoặc là ở trong nhà, vì có thể làm phản tác dụng của gương.

Treo Gương Bát Quái Vào Ngày Nào

Gương bát quái treo trước cửa nhà trong khoảng thời gian 15 phút vào ngày và giờ hoàng đạo hợp với chủ nhà, có thể vào ngày rằm hoặc mùng một.

Nên chọn thời gian treo từ lúc sẩm tối đến 23 giờ là phù hợp, kiêng treo gương khi vẫn còn sáng.

Chia sẻ đến bạn bài viết về vận mệnh tử vi ❃Đại Lâm Mộc❃ đầy đủ nhất

Thủ Tục Treo Gương Bát Quái

Cùng Tuvihangngay.vn tìm hiểu thủ tục treo gương bát quái như thế nào cho đúng phong thủy bạn nhé.

Treo gương bát quái thế nào cho đúng?

Có rất nhiều gia chủ thắc mắc không biết nên treo gương bát quái treo như thế nào? Theo các thầy phong thủy thì không nên treo một chiếc gương bát quái ở đối diện cửa ra vào, đặc biệt là sau khu vực bếp.

Một lời khuyên dành cho gia chủ là nên treo gương ở trên hoặc gần cửa ra vào để phân tán hoặc tích tụ năng lượng theo ý muốn của gia chủ.

Treo gương bát quái có phải làm lễ không?

Thủ tục khai quang gương bát quái sẽ phát huy được năng lượng tốt nhất khi được thực hiện mức năng lượng cao. Toàn bộ thủ tục treo gương bát quái cần được thực hiện. Bởi những người có hiểu biết, có chuyên môn, gia chủ tuyệt đối không nên tùy tiện treo.

Gương bát quái, khi mua về nên cần phải được bọc kín trong vải đỏ và trước khi treo gương cần phải làm lễ và xin phép thần linh cũng như thổ địa cai quản ngôi nhà. Đầu tiên gương bát quái được đặt lên bàn thờ. Sau đó thầy sẽ đọc trì chú rồi sau đó sẽ tiến hành treo gương.

Khi khai quang, nên khấn như sau: “Hôm nay là ngày (thời gian khấn) xin được treo gương này lên trong thời lệnh này sẽ đem tất cả hình sát – hung sát – tà khí đi nơi khác. Để từ nay Phúc – lộc tụ lại mang đến cho ngôi nhà này”.

Bát Quái Đồ

Bát quái đồ là hình ảnh sắp xếp các quẻ bát quái thành một vòng tròn theo một trật tự nhất định.

Có hai loại là Tiên thiên Bát quái và Hậu thiên Bát quái. Phương vị của Bát quái theo Thiên văn ngược với phương vị trên mặt đất. Thuyết bát quái đồ được đề cập trong Đạo giáo.

Tiên thiên Bát quái

Là hình Bát quái được sắp xếp theo trật tự có tính đối xứng rất rõ. Đối xứng với một hào Âm (vạch đứt) sẽ là một hào Dương (vạch liền). Quẻ Càn ở trên cùng gồm 3 hào dương (3 vạch liền) thì đối xứng dưới cùng là quẻ Khôn gồm 3 hào âm (3 vạch đứt). Quẻ Khảm gồm 1 hào dương nằm giữa 2 hào âm thì đối xứng là quẻ Ly gồm 1 hào âm nằm giữa hai hào dương.

Sự vận động của Tiên thiên bát quái về mặt hình học là khá rõ ràng: ngược chiều kim đồng hồ. Cứ thay thế một hào âm bằng một hào dương (hoặc một hào dương bằng một hào âm) từ trên xuống, sẽ cho quẻ tiếp theo phía bên trái.

Hậu thiên Bát quái

Hậu thiên bát quái đặt các quẻ theo trình tự thuận chiều kim đồng hồ là: Càn – Khảm – Cấn – Chấn – Tốn – Ly – Khôn – Đoài, với quẻ Càn nằm ở góc tây bắc. Vì phương vị người xưa nghịch với ngày nay – Trên Nam, Dưới Bắc, Phải Tây, Trái Đông. Điều này dựa trên một mệnh đề của kinh dịch: “Sự quý tiên đồ, cơ yếu nghịch đổ”, nghĩa là điều đáng quý trong dự đoán là nhìn ngược.

Khám phá bộ tử vi trọn đời của người mệnh 🌌Thiên Thượng Hỏa🌌

Bát Quái Ngũ Hành

Thuyết ngũ hành được hình thành dựa trên 5 loại vật chất của thế giới là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Kim là kim loại với màu đặc trưng là xám, Thổ là đất có màu vàng là biểu tượng.

Thủy là nước có màu xanh dương, Hỏa là lửa có màu đỏ và Mộc là cây với tượng trưng là xanh lá cây. Theo ngũ hành bát quái, năm chất này có sự tương sinh, tương khắc với nhau.

Về quan hệ tương sinh: Thủy sinh Mộc vì cây có nước mới có thể phát triển. Hành Mộc sinh Hỏa vì cỏ cây là nguyên liệu có thể tạo nên lửa. Hỏa sinh Thổ vì các tàn tích của ngọn lửa sẽ sản sinh ra đất. Thổ sinh Kim vì các kim loại thường được tìm thấy ở lòng đất. Kim sinh Thủy vì kim loại có thể hóa lỏng được.

Về quan hệ tương khắc: Mộc khắc thổ vì cây cối luôn hút chất dinh dưỡng từ đất để phát triển. Thổ khắc Thủy vì nước dễ bị thấm vào lòng đất. Hành Thủy khắc Hỏa vì nước dùng để dập tắt ngọn lửa. Hỏa khắc Kim vì nhiệt độ nóng của lửa sẽ làm tan chảy kim loại. Kim khắc Mộc vì kim loại thường được dùng để đâm, chặt cây.

Nhìn trong quan hệ tương sinh tương khắc thì ta thấy không có hành nào có thể tồn tại độc lập một mình mà luôn có sự gắn kết, hỗ trợ. Vì vậy, quy luật ức chế và sinh tồn phát triển bao gồm cả sự sinh sôi và khắc chế lẫn nhau.

Viết một bình luận