Mâm Cúng Giao Thừa Trong Nhà ❤️ Cách Bày, Lễ Vật Đồ Cúng

Mâm Cúng Giao Thừa Trong Nhà ❤️ Cách Bày, Lễ Vật Đồ Cúng ✔️ Tất tần tật các bước chuẩn bị và bày biện mâm cúng giao thừa.

Chia sẻ thêm đến bạn tại những bài viết về vận mệnh, cuộc đời của các con giáp, cung hoàng đạo chính xác nhất tại Tuvihangngay.vn.

Sắm Lễ Cúng Giao Thừa Trong Nhà

Nhà nghiên cứu Minh Đường trong sách Nghi lễ dân gian – Nghi lễ cúng gia tiên cho biết lễ giao thừa (lễ trừ tịch) là lễ quan trọng nhất trong dịp Tết Nguyên Đán.

Đó là lễ dâng hương vào giây phút chuyển giao giữa giờ khắc cuối cùng của năm cũ và giờ khởi đầu của năm mới; với ý nghĩa đem bỏ hết những điều xấu của năm cũ để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến. Không chỉ vậy, cúng giao thừa còn là để rước ông bà tổ tiên của chúng ta về chơi lễ Tết; nhìn con cháu sum vầy vui vẻ bên gia đình.

Mâm cúng giao thừa trong nhà
Mâm cúng giao thừa trong nhà

Đồ Cúng Giao Thừa

Mâm cúng cần chuẩn bị tươm tất: Từ xưa đến nay làm mâm cúng chủ yếu là thành tâm không cần phải đầy đủ như yêu cầu. Nhưng không phải vì thế mà được phép sơ sài.

Tùy phong tục từng vùng miền và địa phương sẽ có mâm cỗ cúng khác nhau. Nhưng trên cơ bản bạn cần có hương, đèn, trà rượu, muối gạo, hoa quả, xôi, bánh chưng,… Theo quan niệm người Hoa, đêm giao thừa phải có đầy đủ con cháu để rước ông bà về với gia đình ăn Tết. Nếu nhà không đầy đủ thể hiện một năm hạnh phúc không trọn vẹn.

Cúng xem ✨Mâm Cúng Giao Thừa Miền Nam✨ có điểm gì khác biệt so với miền Bắc, miền Trung nhé

Mâm Lễ Cúng Giao Thừa Trong Nhà

Cúng giao thừa trong nhà chính là lễ cúng tổ tiên nhằm cầu xin những điều tốt lành sẽ đến với gia đình trong năm mới. Lễ vật cúng giao thừa trong nhà gồm: mâm ngũ quả, hương, hoa; đèn nến, bánh kẹo, mứt tết, rượu, bánh chưng, giò/chả hoặc thịt gà, xôi gấc.

Sau khi cung kính bày lễ lên bàn thờ gia tiên, đốt đèn nến, thắp hương. Chưng bàn thờ gia tiên trong nhà gồm các bánh mứt, trái cây, hoa, đèn, vàng mã, hương, trà, nước. Bàn gia tiên ở trong nhà cũng được trưng đến mùng 3 hoặc mùng 7 là kết thúc.

Gà Cúng Giao Thừa Trong Nhà Hay Ngoài Trời

Lễ vật cúng giao thừa ngoài trời gồm: ngũ quả, hương, hoa, đèn nến, trầu cau; muối gạo, trà, rượu, quần áo và mũ nón mũ thần linh, gà trống luộc có gắn một bông hoa hồng đỏ ở mỏ, xôi, bánh chưng… nếu là phật tử có thể cúng mâm lễ chay.

Tất cả được bày lên bàn trang trọng ở trước cửa nhà. Vào đúng thời khắc giao thừa, người chủ gia đình thắp đèn, nến, rót rượu và thành kính khấn vái. Khi thắp hương, gia chủ chỉ cần cắm hương vào bát gạo và cắm thẳng, không được cắm nghiêng. Như vậy, mâm lễ có gà thì thường đặt ở ngoài trời thay vì trong nhà.

Cách bước bày 💫Mâm Cúng Giao Thừa Ngoài Trời💫 trong ngày cuối năm

Cách Đặt Gà Cúng Giao Thừa Trong Nhà

Chuyên gia nghiên cứu văn hóa dân gian Trần Trọng Đức cho biết; gà đặt lên bàn thờ tổ tiên trong ngày Tết Nguyên đán không phải quay đầu vào trong hay ra ngoài mà đặt gà theo chiều ngang với bàn thờ.

Trong đó, đầu gà phải hướng về bát hương cộng đồng, với tư thế được gọi là “con gà biết kêu, biết gáy; đang chầu” tức là há miệng, chân quỳ và cánh duỗi ra tự nhiên. Nếu làm theo cách nhiều gia đình làm có nghĩa có đầu gà hướng ra ngoài thì đó là gà không chịu chầu.

Cách Bày Bàn Thờ Cúng Giao Thừa

Hướng dẫn cách bày mâm cúng trên bàn thờ vào giao thừa ở trong nhà và ngoài trời.

Cúng Giao Thừa Trong Nhà

Trong gia đình người Việt thường có một bàn thờ tổ tiên, ông bà (hay còn gọi ông Vải). Tuỳ theo từng nhà, cách trang trí và sắp đặt bàn thờ khác nhau.

Biền, bàn thờ là nơi tưởng nhớ, là thế giới thu nhỏ của người đã khuất. Hai cây đèn tượng trưng cho mặt trời, mặt trăng, hương là tinh tú. Hai bát hương để đối xứng, phía sau 2 cây đèn thường có hai cành hoa cúc giấy; với nhiều bông nhỏ bao quanh bông lớn. Cũng có nhà cắm “cành vàng lá ngọc” (một thứ hàng mã) với cầu mong làm ăn được quả vàng; quả bạc, buôn bán lãi gấp 5 hoặc gấp 10 lần năm trước.

Ở giữa có trục “vũ trụ” là khúc trầm hương dưới dạng khúc khuỷu, vươn lên trong bát hương. Nhiều gia đình đặt xen giữa đèn và hương là hai cái đĩa để đặt hoa quả lễ gọi là mâm ngũ quả (tuỳ mỗi miền có sự biến thiên các loại quả, nhưng mỗi loại quả đều có ý nghĩa của nó), phía trước bát hương để một bát nước trong, coi như nước thiêng. Hai cây mía đặt ở hai bên bàn thờ là để các cụ chống gậy về với con cháu; dẫn linh hồn tổ tiên từ trên trời về hạ giới…

Cúng Giao Thừa Ngoài Trời

Mâm lễ được sắp bày với lòng thành kính tiễn đưa người Nhà Trời đã cai quản mình năm cũ trở lại Thiên đình và đón người mới xuống sẽ làm nhiệm vụ cai quản Hạ giới năm tới.

Vì việc bàn giao, tiếp quản công việc hết sức khẩn trương nên các vị chỉ có thể ăn vội vàng hoặc mang theo, thậm chí chỉ chứng kiến lòng thành của chủ nhà. Trên chiếc hương án có bình hương, hai ngọn đèn dầu hoặc hai ngọn nến.

Với lễ cúng giao thừa ngoài trời, mâm lễ chỉ nên đặt ở hướng Bắc hoặc là hướng Đông tùy theo từng gia đình. Sở dĩ như vậy vì hướng Bắc là hướng để cúng Thượng Đế còn hướng Đông để cúng Thiên Tử là vua.

Theo cách bày mâm cúng giao thừa ngoài trời; gia chủ cần chuẩn bị một chiếc bàn đủ lớn để bày mâm lễ. Ở mặt bàn sẽ được trải tấm vải vàng sang trọng. Dưới đất trải một miếng vải đỏ dài như thảm đỏ. Đặt mâm lễ cúng ở nơi sạch sẽ. Cách bày lễ cúng giao thừa ngoài trời đó là đặt trên mâm bát gạo để cắm hương, hai ngọn nến hoặc đèn ở hai bên.

Theo phong tục, trong lễ cúng Giao thừa sẽ chuẩn bị muối và rượu. Muối này được dùng để rắc xung quanh nhà và rót rượu để trừ tịch, tức trừ tà ma.

Giải mã những lễ vật cần có trong 🍁Mâm Lễ Tết Đoan Ngọ🍁 mùng 5 tháng 5

Mâm Cúng Giao Thừa Trong Nhà Gồm Những Gì

Cúng Giao thừa trong nhà là lễ cúng tổ tiên vào chính thời khắc giao thừa vừa tới; nhằm cầu xin Tổ tiên phù hộ độ trì cho gia đình mình gặp những điều tốt lành trong năm mới sắp đến. Hướng dẫn các nghi thức cúng trong đêm giao thừa Mâm lễ bao gồm các món ăn mặn ngày Tết được chế biến tinh khiết, trang nghiêm, bao gồm:

  • Cỗ mặn: Bánh chưng; Giò – chả; Xôi gấc; Thịt gà; Xôi đậu xanh; Các món ăn mặn khác tùy theo nhu cầu của gia đình.
  • Cỗ ngọt và chay: Hương, hoa, đèn nến; Bánh kẹo; Mứt Tết; Rượu/bia và các loại đồ uống khác.

Khi cúng Giao thừa trong nhà, tất cả các thành viên trong gia đình đứng trang nghiêm trước bàn thờ; khấn tổ tiên để xin được các cụ phù hộ độ trì trong nhà mới, cầu an khang thịnh vượng, sức khỏe tốt. Trước khi khấn Tổ tiên để mời tiền nhân về ăn Tết cùng với con cháu hậu thế, các gia chủ khấn Thổ Công; tức là vị thần cai quản trong nhà (thường bàn thờ tổ tiên ở giữa, bàn thờ Thổ Công ở bên trái) để xin phép cho tổ tiên về ăn Tết.

Mâm Cúng Giao Thừa Trong Nhà Năm 2021

Tùy thuộc vào điều kiện và ý muốn của mỗi gia đình; mâm cỗ cúng trong nhà đêm giao thừa có thể là mâm cỗ mặn, ngọt hoặc cỗ chay. Dưới đây là những lễ vật không thể thiếu trên mỗi bàn cúng giao thừa trong gia đình mỗi nếp nhà Việt.

Mâm cỗ mặn:

  • Bánh chưng
  • Giò
  • Chả
  • Xôi gấc hoặc xôi các loại
  • Gà luộc
  • Rượu
  • Ngoài những lễ vật trên, gia chủ có thể thêm những món ăn gần gũi và thân thuộc với cuộc sống hằng ngày của mình.

Ngoài ra, tùy thuộc vào mỗi vùng miền, những món mặn được bày cúng trên bàn thờ nhưng cũng mang những nét đặc trưng riêng.

Mâm cỗ ngọt:

  • Bánh kẹo
  • Các loại mứt tết
  • Hoa
  • Đèn/nến
  • Hương

Sau khi sửa soạn mâm cỗ cúng (gồm gà luộc, bánh chưng, mứt kẹo, trầu cau, hoa, quả; nước hoặc rượu và vàng mã), gia chủ sẽ đọc văn khấn cúng giao thừa để mời ông bà, tổ tiên, cầu mong những điều tốt đẹp sẽ đến trong năm mới.

Tiết lộ cách chuẩn bị và trình bày 🍃Mâm Cúng Động Thổ Xây Nhà Đơn Giản🍃

Mâm Cúng Giao Thừa Trong Nhà Ngoài Trời

Lễ vật gồm: Chiếc thủ lợn hoặc con gà, bánh chưng, mứt kẹo; trầu cau, hoa quả, rượu nước và vàng mã.

Lễ trừ tịch còn là lễ để “khu trừ ma quỷ”, do đó có từ “trừ tịch”. Lễ trừ tịch cử hành vào lúc giao thừa nên còn mang tên là lễ giao thừa.

Mâm Cúng Giao Thừa Trong Nhà Đơn Giản

Mâm lễ cúng giao thừa trong nhà gồm các món ăn mặn ngày Tết như bánh chưng; giò – chả, xôi gấc, thịt gà, các món ăn mặn khác tùy theo nhu cầu của gia đình và hương, hoa, đèn nến, trầu cau, bánh kẹo, mứt tết, rượu/ bia và các loại đồ uống khác.

Theo Tiến sĩ Lê Xuân Phương – chuyên gia phong thuỷ, Viện trưởng Viện Nghiên cứu doanh nhân và doanh nghiệp Đông Nam Á, mỗi vùng có cách bày tỏ tấm lòng thành kính với các vị thần linh một cách khác nhau. Có nơi cúng giao thừa bằng gà, bằng thịt lợn hay bằng cá. Miễn sao người dân thấy món ăn nào đã ăn quen và đi vào tiềm thức của mọi người thì sẽ chế biến món đó một cách công phu; để dâng cúng thần linh, tổ tiên.

Hướng dẫn cách chuẩn bị 🌌Mâm Cỗ Cúng Thanh Minh🌌 ngoài mộ và trong nhà

Mâm Cúng Giao Thừa Trong Nhà Đặt Ở Đâu

Khi cúng giao thừa trong nhà, tất cả các thành viên trong gia đình đứng trang nghiêm trước bàn thờ.

Trước khi khấn Tổ tiên để mời tiền nhân về ăn Tết cùng với con cháu hậu thế; các gia chủ khấn Thổ Công, tức là vị thần cai quản trong nhà (thường bàn thờ tổ tiên ở giữa, bàn thờ Thổ Công ở bên trái) để xin phép cho tổ tiên về ăn Tết. Sau khi tiến hành xong nghi thức cúng giao thừa, các thành viên trong gia đình sẽ tiến hành nghi lễ chúc tết, hoặc đi lễ chùa cầu bình an, may mắn trong năm mới.

Mâm Lễ Cúng Giao Thừa Trong Nhà

Mâm cỗ cúng giao thừa truyền thống thường bao gồm có các lễ vật: Thủ lợn hoặc gà luộc; bánh chưng, mứt kẹo, trầu cau, hoa, quả, rượu. Trên hương án có bình hương, hai ngọn đèn dầu hoặc hai ngọn nến.

Theo TS Phương, quan trọng nhất trong mâm cúng giao thừa là phải có rượu, tức là có hương vị. Hiện nay có một số người quan niệm năm con gì thì cúng con đấy, như năm Dậu cúng gà, năm Sửu cúng trâu… hoặc lại có quan niệm năm con gì thì kiêng cúng con đấy. Theo một số chuyên gia văn hóa thì quan niệm này không đúng. Bởi theo tục lệ chỉ cần có thịt động vật trên mâm cỗ là được.

Bật mí ❀Cách Xếp Quần Áo Cúng Chúng Sinh❀ trong lễ cúng cô hồn

mâm cúng giao thừa miền nam

Mâm Cỗ Cúng Giao Thừa Trong Nhà

Mâm cỗ cúng giao thừa trong nhà có thể làm cỗ ngọt và chay hương, hoa, đèn nến, bánh kẹo; mứt Tết và các loại đồ uống khác.

Tùy điều kiện mỗi gia đình có thể sắm lễ vật khác nhau; có thể chỉ là đĩa thịt lợn luộc, cần nhất vẫn là lòng thành.

Mâm Cỗ Cúng Giao Thừa Trong Nhà Và Ngoài Trời

Giới thiệu đến bạn mâm cỗ cúng giao thừa trong nhà và ngoài trời của từng vùng miền cụ thể và chi tiết nhất.

Mâm Cúng Giao Thừa Miền Bắc

Miền Bắc: Mâm cỗ tết cổ truyền thường tính theo bát, đĩa: 4 bát, 4 đĩa, cỗ lớn thì 6 bát, 6 đĩa hoặc 8 bát, 8 đĩa…

  • Bát gồm: Bát móng giò hầm măng lưỡi lợn, bát bóng nấu thập cẩm, bát miến nấu lòng gà, bát mọc.
  • Đĩa gồm: Đĩa xôi/bánh chưng, đĩa thịt gà luộc, đĩa thịt đông, đĩa giò lụa, đĩa giò xào, thêm đĩa nộm và đĩa dưa hành muối. Thịt gà dùng trong ngày năm mới phải là thịt gà trống thiến được làm sẵn từ chiều 30 hoặc gà cúng tất niên.

Mâm Cúng Giao Thừa Miền Trung

Miền Trung: Mâm cỗ có cả bánh chưng, bánh tét và có nhiều món ăn được chế biến gồm đủ các thành phần để có bữa cỗ “hào soạn” gồm: đĩa dưa món, đĩa giò lụa Huế, đĩa thịt đông, đĩa gà bóp rau răm, đĩa chả Huế, đĩa thịt heo luộc, giá chua, bát ninh măng khô, bát miến Huế, đĩa cá chiên, hay đĩa ram…

Ở nhiều nơi, người ta còn làm cả các món: Cuốn diếp gỏi ngó sen, gỏi bao tử, bánh răng bừa hay các món đặc biệt xà lách gân bò, chả tôm, nem lụi… để dâng lên tổ tiên ngày tết.

Mâm Cúng Giao Thừa Miền Nam

Miền Nam: Cỗ tết thường có nhiều đồ nguội do thời tiết nắng nóng. Cỗ có bánh tét kèm với đĩa củ cải ngâm nước mắm; canh măng nấu (dùng măng tươi thay cho măng khô), thêm bát canh khổ qua nhồi thịt, thịt kho tàu (thịt heo, trứng với nước dừa); đĩa thịt heo luộc, đĩa gỏi tôm thịt, đĩa nem, đĩa chả giò, đĩa dưa giá, củ kiệu.

Thực tế, ngoài ý nghĩa tâm linh đẹp đẽ, cúng giao thừa còn là dịp để gia đình được quây quần. Chúc bạn có một mùa Tết vui vẻ, hạnh phúc bên gia đình.

Trên đây là những thông tin về mâm cúng giao thừa trong nhà chuẩn nhất. Bạn tham khảo và thực hiện theo để có một ngày cuối năm thật ý nghĩa, vui vẻ và đủ đầy nhé.

Viết một bình luận